Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tại sao chúng ta thường hụt hơi và thở dốc khi leo cầu thang?

Sức khỏe

23/06/2021 15:59

Leo thang bộ là hoạt động thể chất rất tốt cho sức khỏe. Nhưng nếu bạn bị đau ngực, sưng bàn chân, mắt cá chân hoặc bắt đầu ho sau khi leo cầu thang thì nên đến gặp bác sĩ.

Nếu bạn bị thở dốc khi leo cầu thang thì đây không phải là vấn đề đáng lo ngại. Nhưng nếu sau khi leo cầu thang, bạn không chỉ thở dốc mà còn bị đau ngực, sưng bàn chân và mắt cá chân hoặc bắt đầu ho, bạn nên đi khám bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có vấn đề sức khỏe.

1(1).jpg

Chưa khởi động

Trước khi bắt đầu tập luyện, chúng ta thường có bài tập khởi động. Đây là phần rất quan trọng, giúp làm ấm các cơ, tăng dần lưu lượng máu và oxy, giảm nguy cơ chấn thương.

2.jpg

Khi chúng ta bắt đầu leo cầu thang, chúng ta nhanh chóng chuyển từ trạng thái nghỉ ngơi sang hoạt động thể chất mạnh mà không khởi động trước. Do đó cơ thể chúng ta cần phải làm việc nặng hơn để có nhiều oxy cung cấp đến các cơ trong thời gian ngắn, khi đó nhịp tim sẽ tăng lên. Vậy nên chúng ta sẽ thở dốc sau khi leo cầu thang.

Leo cầu thang không như bài tập cardio thông thường

Leo cầu thang dùng một hệ thống năng lượng khác với những bài tập cardio. Nó gọi là hệ thống năng lượng phosphagen. Nó được sử dụng khi cơ bắp cần nhiều năng lượng trong thời gian ngắn, vận động cường độ cao.

3.jpg

Để hệ thống này hoạt động đòi hỏi những loại phân tử nhất định nhưng cơ thể không có nhiều. Do đó chúng ta nhanh thở dốc hơn sau khi leo cầu thang một thời gian ngắn so với tập các bài cardio trong thời gian dài và ổn định.

Cơ bắp bị mỏi nhanh hơn

Sợi cơ được chia làm 2 loại: cơ co rút chậm và cơ co rút nhanh. Nếu bạn thường xuyên chạy bộ, bạn có thể chịu đựng khi chạy đường dài nhờ các sợi co giật chậm, ít bị mệt mỏi hơn nhưng không có nhiều sức mạnh.

Khi bạn đi bộ lên cầu thang, bạn cần các cơ co giật nhanh để thực hiện những chuyển động nhưng sẽ mệt mỏi nhanh hơn.

4.jpg

Người không tập luyện nhiều có thể ít thở dốc hơn

Nếu bạn đã tập luyện sức bền bằng chạy bộ thì bạn đã quen sử dụng sợi co rút chậm nhiều hơn và chúng dựa vào quá trình chuyển hóa hiếu khí.

5.jpg

Tuy nhiên, khi bạn leo lên cầu thang, loại vận động ngắn và mạnh này đòi hỏi sự trao đổi chất kỵ khí. Nó tạo ra CO2 và H2 và hydro, thứ mà các vận động viên sức bền nhạy cảm hơn những người khác. Đó là lý do tại sao những người không tập luyện nhiều lại có thể leo cầu thang dễ dàng hơn người thường xuyên tập luyện sức bền.

AN DI
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement