Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tài sản của tỷ phú Trần Đình Long lên 2 tỷ USD

Doanh nhân

26/12/2020 22:52

Cổ phiếu HPG liên tục lập đỉnh giúp túi tiền của ông chủ Trần Đình Long liên tục tăng trong năm 2020. Cập nhật của Forbes đến 26/12, giá trị tài sản của Chủ tịch Hòa Phát đã lên 2 tỷ USD.

Cập nhật mới nhất của Forbes tại ngày 26/12, tài sản của tỷ phú Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát đã đạt 2 tỷ USD, xếp thứ 1.756 trong danh sách tỷ phú thế giới. 

Tháng trước, tài sản của ông Long mới ở mức 1,8 tỷ USD. Như vậy chỉ trong 1 tháng, túi tiền của ông Long đã thêm 200 triệu USD. Và với con số hiện tại, tài sản của nhà sáng lập Thép Hòa Phát đã tăng khoảng 1 tỷ USD trong thời gian 7 tháng tính từ tháng 5/2020.

Tỷ phú Trần Đình Long có khối tài sản tăng mạnh trong năm 2020, với hơn 1 tỷ USD, nhờ giá cổ phiếu HPG liên tục lập đỉnh. Ảnh: Báo Đầu tư
Tỷ phú Trần Đình Long có khối tài sản tăng mạnh trong năm 2020, với hơn 1 tỷ USD, nhờ giá cổ phiếu HPG liên tục lập đỉnh. Ảnh: Báo Đầu tư

Ông Trần Đình Long đang là 1 trong 6 tỷ phú người Việt Nam trong danh sách xếp hạng tỷ phú toàn cầu của Forbes. Theo danh sách này, ông Long hiện đứng thứ 3, sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup (đang có khối tài sản 6,7 tỷ USD) và tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO Vietjet (đang có khối tài sản 2,6 tỷ USD).

3 tỷ phú còn lại là Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh với tài sản cập nhật đến 26/12 ở mức 1,7 tỷ USD; tỷ phú Trần Bá Dương của Thaco với tài sản 1,5 tỷ USD và Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang với khối tài sản 1,4 tỷ USD. 

Giá trị tài sản của tỷ phú Trần Đình Long tăng mạnh mẽ trong năm 2020, khi cổ phiếu HPG của Hòa Phát liên tục lập đỉnh. Kết thúc phiên giao dịch 25/12, HPG đóng cửa với giá 40.750 đồng/cổ phiếu. Chỉ riêng từ đầu tháng 12 đến nay, giá cổ phiếu HPG đã tăng 14,8%. Nếu tính từ đáy tháng 3/2020, cổ phiếu HPG đã tăng gấp 3 lần.

Đỉnh điểm là từ tháng 10/2020, sau khi Hòa Phát báo cáo kết quả kinh doanh quý III với những con số doanh thu và lợi nhuận "cao nhất lần đầu tiên trong lịch sử gần 30 năm hoạt động". Theo đó, túi tiền của ông Long từ tháng 10 đến nay đã tăng 420 triệu USD.

Theo Công ty Chứng khoán VNDirect, 11 tháng năm 2020, cổ phiếu nhóm ngành thép tăng trưởng mạnh nhất , chủ yếu nhờ mức tăng của cổ phiếu HPG.

Trong báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) đánh giá Hòa Phát là nhóm 3 doanh nghiệp tiếp tục dẫn đầu lợi nhuận toàn ngành, và hưởng lợi lớn nhất trong năm 2021, từ sự tăng giá thép cuộn cán nóng.

Hòa Phát của tỷ phú Trần đình Long vừa công bố cơ cấu lại doanh nghiệp với việc chia tay mảng nội thất vốn đeo đuổi suốt 25 năm từ khi thành lập. Ảnh: HP
Hòa Phát của tỷ phú Trần đình Long vừa công bố cơ cấu lại doanh nghiệp với việc chia tay mảng nội thất vốn đeo đuổi suốt 25 năm từ khi thành lập. Ảnh: HP

Các nhà phân tích ước tính khi khu liên hợp thép Dung Quất đi vào hoạt động đầu năm 2021, thị phần thép xây dựng của Hòa Phát sẽ tăng từ 30% lên 35%.

Ông Trần Đình Long đã có mặt trong danh sách người giàu nhất hành tinh từ năm 2018. Đến năm 2019, ông đã rớt khỏi danh sách này. Và trong danh sách tỷ phú năm 2020 do Forbes công bố hồi tháng 5, cũng không có tên ông. 

Tuy nhiên, ngay khi kết quả kinh doanh quý đầu năm của Hòa Phát được công bố, cổ phiếu HPG từ vùng đáy tháng 3 với mức giá chỉ 17.000 đồng đã bật tăng mạnh mẽ. Cổ phiếu tăng vượt bậc và liên tục, đã đưa giá trị tài sản của Chủ tịch Trần Đình Long đến giữa tháng 10 tăng lên hơn 1,3 tỷ USD, cao hơn 300 triệu USD so với cuối tháng 5. Ông chủ Hòa Phát quay lại danh sách tỷ phú của Forbes, với thứ hạng 1.910.

Hòa Phát rút khỏi ngành nội thất từ năm 2021

Tập đoàn Hòa Phát đã thông qua quyết định cơ cấu lại mô hình hoạt động từ năm 2021, tập trung vào 4 lĩnh vực: gang thép, ống thép và tôn mạ màu, nông nghiệp và bất động sản. Mảng điện lạnh được gộp vào nhóm bất động sản.

Đáng chú ý, tập đoàn này tuyên bố thoái vốn khỏi ngành nội thất ngay trong năm 2021 sau 25 năm đeo đuổi. Lý do rút lui khỏi mảng nội thất được lý giải là “ngành này mang tính chất thủ công, kinh tế gia đình, sử dụng nhiều lao động phổ thông, không phù hợp mô hình sản xuất quy mô lớn của tập đoàn”.

H.LINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement