27/08/2020 09:34
Tài sản của ông chủ Amazon vượt hơn 200 tỷ USD, gấp đôi Elon Musk
Ông chủ của Amazon và cũng là người giàu nhất thế giới Jeff Bezos đã vừa thiết lập một kỷ lục giàu có mới.
Giá trị ròng của người sáng lập Amazon.com Inc., Jeff Bezos, đã vượt 200 tỷ USD vào hôm 16/8 khi cổ phiếu của gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon tử tăng lên mức kỷ lục.
Theo Bloomberg, động thái này đồng thời giúp vợ cũ của ông - MacKenzie Scott, 50 tuổi, tiến gần đến danh hiệu là người phụ nữ giàu có nhất thế giới. Sở hữu 66,2 tỷ USD giá trị tài sản, hiện bà chỉ xếp sau người thừa kế của công ty mỹ phẩm Pháp nổi tiếng L'Oreal - Francoise Bettencourt Meyers.
Khối tài sản của Jeff Bezos chạm mốc kỷ lục lịch sử. Vợ cũ của ông cũng sắp trở thành người phụ nữ nắm giữ khối tài sản lớn nhất. Ảnh: Bloomberg. |
Trong khi đó, CEO Tesla Elon Musk là người tiếp theo gia nhập danh sách tỷ phú có tài sản trăm tỷ USD. Cổ phiếu hãng xe điện tăng 6,4 % hôm 26/8, kéo tài sản của Musk lên 101 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index.
Theo Bloomberg, từ đầu năm, cổ phiếu Tesla đã tăng gần gấp 5. Nhờ đó, năm nay, Musk đã có thêm 73,6 tỷ USD, chỉ kém ông chủ Amazon Jeff Bezos (87,1 tỷ USD). Musk hiện là người giàu thứ 4 thế giới.
CEO Tesla Elon Musk là người tiếp theo gia nhập danh sách tỷ phú có tài sản trăm tỷ USD. |
Mark Zuckerberg đang đứng vị trí thứ 3, sau Bill Gates của tập đoàn Microsoft, với 124 tỷ USD. Đầu tháng này, giá trị tài sản ròng của nhà sáng lập mạng xã hội khổng lồ Facebook vượt mức 100 tỷ USD. Riêng ngày 26/8, vị này kiếm thêm 8,5 tỷ USD, nâng khối tài sản ông kiểm soát lên 115 tỷ USD.
Nhóm cổ phiếu công nghệ hôm qua kéo chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite của chứng khoán Mỹ lên đỉnh phiên thứ 4 liên tiếp. Thị trường lạc quan sau thông tin Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể giữ lãi suất ngắn hạn ở mức quanh 0% hiện tại trong ít nhất 5 năm.
Tình đến thời điểm hiện tại, tổng cộng nhóm 500 người giàu nhất thế giới đã có thêm 809 tỷ USD năm nay, tăng 14% kể từ tháng 1/2020, bất chấp đại dịch khiến GDP Mỹ giảm kỷ lục và hàng triệu người đang thất nghiệp. Các tỷ phú công nghệ có tài sản tăng mạnh nhất, do đại dịch đẩy cao nhu cầu dịch vụ trực tuyến.
Bất bình đẳng trong thu nhập
Bất bình đẳng thu nhập gia tăng đã gây ra phản ứng gay gắt từ nhiều chính trị gia và các nhà phê bình. Hồ đầu thàng này, Thượng nghị sĩ Mỹ Bernie Sanders đã ban hành luật thuế thu nhập từ tài sản mà các tỷ phú kiếm được trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 bùng phát, và sử dụng số tiền đó chi trả chi phí y tế cho người dân bị ảnh hưởng.
“Chúng tôi không thể tiếp tục cho phép các tỷ phú như Jeff Bezos và Elon Musk ngày càng trở nên giàu có một cách khó hiểu trong khi hàng triệu người Mỹ phải đối mặt với việc bị đuổi ra khỏi nhà thuê, đói kém và tuyệt vọng về kinh tế”, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Sanders cho biết hôm 26/8. “Đã đến lúc thay đổi cơ bản các ưu tiên quốc gia của chúng ta.”
Những người khác coi khối tài sản khổng lồ của họ là chính đáng, nói rằng họ kiếm được nó thông qua việc thành lập các doanh nghiệp nhỏ. Thomas Hayes, chủ tịch của Great Hill Capital cho biết: “Khi bạn nhìn vào Musk và Bezos, bạn có thể thấy rằng họ đã thay đổi thế giới theo những cách riêng của họ”.
Theo Bloomberg, các ông trùm công nghệ của Mỹ không phải là những người hưởng lợi duy nhất. Mukesh Ambani của Ấn Độ đã trở thành người châu Á đầu tiên lọt vào danh sách 5 người giàu nhất thế giới vào tháng trước.
Ông đã "bỏ túi" 22,5 tỷ USD trong năm nay nhờ sự gia tăng cổ phiếu của Tập đoàn Reliance Industries. Mảng kỹ thuật số đã thu hút các khoản đầu tư gần đây từ các “ông lớn” như Facebook và Silver Lake.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp