Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tài sản của bà Hứa Thị Phấn có gì sau khi bị khởi tố?

Chính sách - Hạ tầng

20/05/2018 09:39

Điều tra cho thấy bà Hứa Thị Phấn đã rút ruột Ngân hàng Đại Tín hơn 10.000 tỷ đồng để mua nhiều tài sản có giá trị.

Lập chứng từ khống để rút tiền

Theo hồ sơ điều tra, trong 2 năm 2010-2011, Công ty Phương Trang cùng các công ty thành viên và cá nhân có quan hệ kinh doanh (nhóm Phương Trương) có ba khoản tiền vay và một phát sinh cổ phiếu liên quan đến Ngân hàng Đại Tín, đó là khoản phát sinh trái phiếu 2.000 tỷ, khoản vay 7.434 tỷ, khoản vay 6.137 tỷ, khoản vay 880 tỷ (mới xác minh 6/7 khoản vay trị giá 770 tỷ đồng). 

Kết quả điều tra cho thấy, trong hai năm này, bị cáo Hứa Thị Phấn với vai trò là Cố vấn cấp cao Ngân hàng Đại Tín đã sử dụng ảnh hưởng của mình nhiều lần dùng giấy tờ của nhóm Phương Trang (bà Phấn buộc nhóm Phương Trang ký nhiều giấy tờ trước) để vay Ngân hàng Đại Tín hàng chục ngàn tỷ đồng, sau đó “phù phép” thành tiền của mình để lấy ra chi dung cho mục đích cá nhân.

Sau khi bị truy tố bà Hứa Thị Phấn nhập viện và không xuất hiện tại phiên toà xét xử mình.
Sau khi bị truy tố bà Hứa Thị Phấn nhập viện và không xuất hiện tại phiên toà xét xử mình.

Cụ thể, với khoản giải ngân 2.000 tỷ đồng trái phiếu của Ngân hàng Đại Tín cho Công ty CP TM-DV- XD Trường Vĩ (thuộc nhóm Phương Trang), sau nhiều lần chỉ đạo thuộc cấp lập chứng từ thu-chi khống, bị cáo Hứa Thị Phấn đã “xà xẻo” hết 1.625,4 tỷ đồng trong tổng số 2.000 tỷ đồng này.

Ở nhóm 46 khoản vay trị giá 7.434 tỷ đồng mà các công ty và cá nhân thuộc nhóm Phương Trang vay tại Ngân hàng Đại Tín chi nhánh Sài Gòn và chi nhánh Lam Giang, bà Hứa Thị Phấn cũng đã chiếm đoạt hơn 1.217 tỷ đồng bằng10 lần lập chứng từ - thu chi khống.

Tại khoản giải ngân liên quan đến 29 khoản vay của Công ty Phương Trang trị giá 6.137 tỷ đồng, từ ngày 30/6/2010 đến ngày 25/6/2011, bà Phấn đã cùng thuộc cấp đã có 14 lần lập chứng từ khống, qua đó rút ruột của Ngân hàng Đại Tín 2.180 tỷ đồng.

Tương tự, ở khoản vay trị giá 880 tỷ đồng (cơ quan chức năng đã tiếp cận được hồ sơ của 6/7 khoản vay này- PV), bà Hứa Thị Phấn cũng đã 2 lần rút ra chi dùng cho cá nhân 89 tỷ đồng.

Như vậy, thông qua hàng chục lần lập chứng từ thu-chi khống của tổng cộng 82 khoản vay và 1 khoản phát hành trái phiếu, bà Hứa Thị Phấn đã chiếm đoạt hơn 5.111 tỷ đồng (bà Phấn thừa nhận sử dụng 4.945 tỷ đồng, số còn lại bà khai không nhớ- PV), đồng thời tạo ra một khoản dư nợ tại Ngân hàng Đại Tín trị giá 16.451 tỷ đồng và đẩy nó về cho nhóm Phương Trang.

Tuy nhiên, theo kết quả điều tra, số tiền thực tế mà bà Hứa Thị Phấn cùng các đồng phạm chiếm đoạt tăng hơn con số mà bà Phấn khai nhận là hơn 143 tỷ đồng (số tiền mà CQĐT xác minh được bà Phấn chỉ đạo bị cáo Phan Thị Kim Loan lập chứng từ không để chiếm đoạt là 5.088 tỷ đồng- PV).

Rút tiền nhờ người thân tín mua tài sản

Như đã đề cập, sau khi có được khoản tiền khổng lồ mà phần lớn trong số đó được rút ra bất hợp pháp từ Ngân hàng Đại Tín, bị cáo Hứa Thị Phấn trực tiếp hoặc nhờ các thành viên trong dòng họ, người thân tín đứng ra mua hộ tài sản cho mình. 

Cụ thể, bị cáo Hứa Thị Bích Hạnh đứng tên giúp cho bà Phấn 1 khu đất gần 1.700 m2 tại Q.Thủ Đức (TP.HCM); 7 căn hộ chung cư ở Q.7 (TP.HCM). Bị cáo Ngô Nguyễn Đoan Trang đứng tên 1 biệt thự hơn 1.564 m2 ở Q.Thủ Đức, 6 căn hộ dự án Sài Gòn Pearl ở Q.Bình Thạnh (TP.HCM) diện tích từ 84 - 318 m2.

Ngoài ra, em ruột của bà Phấn là bà Hứa Thị Minh Hồng cũng đã đứng tên giúp bà 2 căn nhà tổng cộng gần 4.000 m2 tại Q.Thủ Đức. Huỳnh Thị Xuân Dung đứng tên giúp bà Phấn khu đất 1.327 m2 tại Q.Thủ Đức. Ngô Minh Quân cũng đứng tên miếng đất 162 m2 tại Q.Thủ Đức.

Phiên toà diễn ra từ ngà 8-31/5.
Phiên toà diễn ra từ ngà 8-31/5.
THÁI MỸ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement