Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tai nạn chết người trên Tesla Model X được xác định là do chế độ tự lái

Chính sách - Hạ tầng

05/04/2018 18:56

Chiếc Tesla Model X gây tai nạn kinh hoàng tại Mỹ khiến tài xế thiệt mạng ngày 23/3, đã được xác định là do chế độ tự lái Auto Pilot.

Chiếc Tesla Model X biến mất phần đầu sau vụ va chạm mạnh.
Chiếc Tesla Model X biến mất phần đầu sau vụ va chạm mạnh.

Sự lo lắng của người tham gia giao thông lẫn cơ quan chức năng rõ ràng có cơ sở, khi xe tự lái tiếp tục được xác định là nguyên nhân gây ra thảm họa giao thông.

Theo đó, khoảng 7h30 sáng 23/3 theo giờ Mỹ, trên cao tốc 101 ở Moutain View, quận Santa Clara, bang California, Mỹ, đã xảy ra một vụ tai nạn liên hoàn mà Tesla Model X là tâm điểm.

Chiếc SUV chạy điện của Tesla khi đang di chuyển với tốc độ cao trên cao tốc 101 thì bất ngờ mất lái, lao vào dải phân cách nằm bên trái đường. Sau khi va chạm với dải phân cách và bật trở lại đường vì lực đâm quá mạnh, Tesla Model X khiến 2 chiếc xe đi phía sau lao tới đâm trúng vì quá bất ngờ, đầu tiên là một chiếc Mazda, sau đó tới một chiếc xe Audi. Sau vụ va chạm, chiếc Tesla Model X bốc cháy.

Cho dù người cầm lái chiếc Tesla Model X được đưa ra khỏi xe trước khi xe bốc cháy, nhưng người này bị thương quá nặng và sau đó đã tử vong tại bệnh viện Stanford.

Vụ va chạm khiến chiếc Tesla Model X gần như nát vụn, phần đầu xe biến mất hoàn toàn, hệ thống pin dưới sàn xe lộ diện và đã bị hư hại nặng, hai bánh trước gãy rời và văng ra xa.

Một tuần sau vụ tai nạn, Tesla đã chính thức xác nhận, chiếc xe khi xảy ra tai nạn có bật chế độ tự lái Auto Pilot. Theo Tesla, một chế độ khác liên quan đến tự lái là Kiểm soát hành trình chủ động – Adaptive Cruise Control, sử dụng để giữ khoảng cách tối thiểu giữa các phương tiện, được để ở mức tối thiểu.

Người nhà của nạn nhân thậm chí còn chia sẻ, trước khi xảy ra tai nạn, người cầm lái chiếc Tesla Model X đã phàn nàn rằng khi sử dụng chế độ tự lái, chiếc xe có xu hướng hoạt động không chính xác. Tuy phàn nàn, nhưng theo Tesla, người lái không để tay trên vô lăng khi xe gặp nạn, và cũng không có phản ứng gì khi xe phát tín hiệu cảnh báo trước khi va chạm.

Vụ tai nạn đơn giản là một lời cảnh tỉnh với xe Tesla nói riêng cũng như công nghệ xe tự lái nói chung, người dùng không nên tin tưởng tuyệt đối vào chế độ tự lái. Nếu như cầm lái 1 chiếc xe có chế độ lái tự động, nhưng phải kè kè tay ở vô lăng, thì thà tắt tính năng này và tự lái bằng tay còn đỡ hồi hộp hơn, là việc phải chờ đợi nguy hiểm ập đến bất cứ lúc nào bởi công nghệ tương lai.

Tesla vẫn cho rằng xe tự lái an toàn hơn xe có người lái, khi so sánh số vụ tai nạn và thương vong của xe tự lái với con số 1,25 triệu người tử vong vì tai nạn xe hơi mỗi năm trên toàn cầu. Tuy nhiên điều này cũng khó cứu vớt việc công nghệ tự lái đang chưa hoàn thiện và sẵn sàng thay thế người lái.

Cổ phiếu của Tesla sau 3 ngày xảy ra tai nạn được ghi nhận giảm 8,2%, tương đương 4 tỷ USD. Khó khăn cho hãng xe điện non trẻ vẫn còn ở phía trước, không chỉ vì công nghệ xe tự lái, mà còn bởi các hãng xe hơi lớn đang rục rịch cho ra mắt những mẫu xe điện có thể cạnh tranh trực tiếp với xe của Tesla, vốn nhiều năm dù không có đối thủ, nhưng vẫn chưa có sự bứt phá quá mạnh mẽ về doanh số vì nhiều lý do.

TÔ TÙNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement