Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sức mua các dự án nhà đất tăng mạnh

Bất động sản

08/02/2017 07:17

Thị trường bất động sản tháng 1/2017 ghi nhận sức mua các dự án tăng mạnh. Điểm nóng của thị trường trong tháng qua còn là những vấn đề nhức nhối trong quy hoạch đô thị.

Cận Tết, sức mua các dự án tăng mạnh

Tháng đầu tiên của năm 2017, thị trường bất động sản (TTBĐS) không có nhiều dự án mở bán mới. Tuy nhiên, các dự án mở bán giai đoạn tiếp theo đã khuấy động thị trường tháng 1.

Nguồn cung căn hộ trung cấp và cao cấp tiếp tục chiếm thế thượng phong trên thị trường với các địa bàn quen thuộc khu Nam, khu Tây (Hà Nội), khu Nam (TP.HCM). 

Nguồn cung căn hộ trung cấp và cao cấp tiếp tục chiếm thế "thượng phong" trên thị trường - Ảnh: BĐS

Các dự án trung - cao cấp tiêu biểu mở bán trong tháng qua ở Hà Nội có thể kể đến Hong Kong Tower, Vinhomes Skylake, Dolphin Plaza, FLC Garden City, Riverside Garden, The Artemis, Imperial Plaza,Gelexia Riverside, Gemek Premium, Ecolife Capitol, FLC Star Tower, Xuân Mai Complex, An Bình City…

Đáng chú ý, những dự án cao cấp mở bán tại Hà Nội trong tháng qua phần lớn đến từ quận Tây Hồ như Oriental Westlake, Sun Grand City Thuy Khue Residence, Kosmo Tây Hồ…

Tại TP.HCM, khu Nam áp đảo nguồn cung căn hộ trung và cao cấp với The Golden Star, M-One Nam Sài Gòn, Saigon South Plaza, Saigon South Residences, Phú Mỹ Hưng Midtown, Sunrise Riverside, Valora Camellia… Khu Đông - một trong những khu vực sôi động nhất TP.HCM trong năm 2016 lại khá lặng lẽ đầu năm với một vài dự án dự án biệt thự nhà phố như Valora Kikyo, Valencia Riverside.

Khảo sát của PV Batdongsan.com.vn tại các sàn giao dịch, sức mua các dự án đều tăng mạnh. Sau vài ngày công bố, 90% căn hộ Republic Palaza đã có chủ. Hơn 180 sản phẩm Citisoho giao dịch thành công sau ba tuần mở bán.

97% trên tổng số 110 căn biệt thự Valora Kikyo giao dịch thành công, Saigon South Residences đã bán được trên 1.000 căn, 700 căn hộ Vinhomes Skylake giao dịch thành công sau lễ mở bán đầu tháng 1. Sau gần hai tháng mở bán, 50% số lượng căn hộ Ecohome Phúc Lợi giao dịch thành công. 80% căn hộ tại FLC Star Towerđã có chủ.

Cũng theo khảo sát của PV Batdongsan.com.vn, giá các căn hộ trong tháng 1 tại Hà Nội và TP.HCM vẫn tiếp đà tăng giá từ các tháng trước. Căn hộ tại các điểm nóng thuộc khu Nam và Tây Hà Nội vẫn duy trì mức tăng 5-8%. Tại TP.HCM, căn hộ tại khu Đông và Nam tăng 4-7%.

Tại TP.HCM, giá đất nền thuộc quận Q.9, Q.2, Thủ Đức vẫn giữ vững ngôi vị quán quân về mức giá tăng, khu Cát Lái tăng 30%, đường Nguyễn Duy Trinh, Đỗ Xuân Hợp, Long Thuận, Nguyễn Xiển, Phạm Văn Đồng (Q.9) tăng 40- 60%…

Ngoài ra, giá đất tại ba huyện ngoại ô TP.HCM được dự đinh quy hoạch thành quận cũng tăng mạnh. Cụ thể, Hóc Môn tăng bình quân 12%, Nhà Bè 18%, Bình Chánh 13%.

Nhức nhối bài toán quy hoạch đô thị

Quy hoạch đô thị là một trong những vấn đề tốn giấy mực báo chí nhất trong tháng 1-2017. Hiện trạng ùn tắc tại hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM trở thành vấn nạn nhức nhối, phơi bày nhiều bất cập trong quy hoạch đô thị.

Một trong những bất cập nổi cộm là nhồi quá nhiều cao ốc trong nội đô khiến mật độ giao thông tăng đột biến, trong khi cơ sở hạ tầng đã quá tải.

Ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn cho thấy những bất cập trong quy hoạch đô thị - Ảnh: BĐS

Trên thực tế, hạ tầng giao thông có mối quan hệ chặt chẽ đến giá trị BĐS. Đại diện nghiên cứu Savills Việt Nam chia sẻ: “Mật độ dân số tăng nhanh trong khi khả năng mở rộng đường hạn chế và bùng nổ ôtô cá nhân có thể khiến tắc nghẽn thêm trầm trọng. Chúng ta cần phải hiểu hạ tầng giao thông có tác động mạnh mẽ đến thị trường, có thể khiến giá BĐS tăng vọt hoặc sụt giảm mạnh”.

Ngoài nguyên nhân là số lượng phương tiện giao thông tăng quá nhanh, lượng người nhập cư, ý thức tham gia giao thông chưa cao thì vấn đề xây cao ốc trong nội đô được Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề cập như một trong những nguyên nhân gây ùn tắc giao thông.

Hàng loạt động thái tiếp đó của nhiều bộ, ban, ngành đã cho thấy nỗ lực chung tay giảm tải ùn tắc giao thông. Lãnh đạo Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ bỏ văn phòng 2 của các bộ, ngành tại TP.HCM (chỉ giữ lại văn phòng 2 của một số bộ quan trọng) theo hình thức xã hội hóa để tận dụng quỹ đất, tạo điều kiện cho thành phố giải quyết tình trạng ùn tắc.

Ngoài ra, TP.HCM còn điều chỉnh quy hoạch ở quận Phú Nhuận, một số khu vực quận 3, mở rộng đường Hoàng Minh Giám, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, khởi công hầm chui nút giao thông An Sương, xây dựng tạm các bãi đậu xe thông minh tại khu trung tâm Sài Gòn, nghiên cứu làm bãi đỗ trực thăng với tòa nhà cao trên 20 tầng…

Trong khi đó, chính quyền Hà Nội đang tìm kiếm nhà đầu tư quốc tế phát triển năm đô thị vệ tinh; đồng ý xây dựng đề cương chương trình phát triển đô thị; quy định về quản lý trật tự xây dựng, lập đồ án quy hoạch ven sông Hồng…

Theo THÚY AN (Tuổi trẻ)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement