Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sức mạnh tài chính của phụ nữ châu Á tăng cao kỷ lục

Phân tích

07/12/2022 08:59

Tổng tài sản của phụ nữ ở châu Á hiện cao thứ hai thế giới, nhưng các vấn đề mang tính bất bình đẳng giới đang trở thành một thách thức.
news

Lần đầu tiên trong lịch sử, phụ nữ ở châu Á nắm giữ nhiều tài sản hơn bất kỳ khu vực nào khác ngoại trừ Bắc Mỹ và tổng tài sản này đang tăng nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Phụ nữ ở châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) sẽ nắm giữ khối tài sản trị giá 27 nghìn tỷ USD vào năm 2026, nhiều hơn 6 nghìn tỷ USD so với phụ nữ ở Tây Âu, theo một phân tích được thực hiện bởi Boston Consulting Group (BCG) gửi cho Nikkei Asia. Bản phân tích này phát hiện ra rằng, tổng tài sản của phụ nữ ở châu Á đã vượt qua Tây Âu vào cuối năm 2021.

Kể từ năm 2019, mỗi năm tài sản của các phụ nữ ở châu Á đã tăng thêm 2 nghìn tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng này được dự đoán sẽ tiếp tục duy trì ít nhất trong 4 năm tới với tốc độ hàng năm là 10,6%.

Sức mạnh tài chính của phụ nữ châu Á tăng cao kỷ lục - Ảnh 1.

Tổng tài sản của phụ nữ ở châu Á hiện cao thứ hai thế giới. Ảnh: Internet.

Phân tích BCG dựa trên sự giàu có về tài chính, bao gồm quỹ đầu tư, bảo hiểm nhân thọ và lương hưu, cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết cũng như vốn chủ sở hữu khác; tiền tệ và tiền gửi, trái phiếu và các tài sản khác.

Công ty tư vấn đã loại Nhật Bản khỏi phân tích và cho biết phụ nữ ở nước này nắm giữ một phần tài nhỏ hơn nhiều so với các thị trường tương đương. BCG cũng còn cho biết sự giàu có của phụ nữ ở Nhật Bản đang tăng với tốc độ chậm hơn nhiều, chỉ là 2,6%.

Báo cáo này là phần đầu tiên trong loạt báo cáo gồm 5 phần của BCG, những phần còn lại sẽ giúp khám phá những động lực thúc đẩy sự giàu có ngày càng tăng này, những tiến bộ phi thường mà phụ nữ châu Á đã đạt được và những rào cản của sự phân biệt đối xử có hệ thống vẫn còn tồn tại.

Chuỗi phân tích chủ yếu được thu thập từ Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Myanmar, Hàn Quốc và Sri Lanka.

Sức mạnh tài chính của phụ nữ châu Á tăng cao kỷ lục - Ảnh 2.

Sự giàu có của phụ nữ tính theo khu vực (ĐVT: Nghìn tỷ USD). Nguồn: Tập đoàn tư vấn Boston.

Từ những phi công chiến đấu cho đến những vận động viên cricket chuyên nghiệp, loạt phân tích này sẽ làm nổi bật cách phụ nữ thâm nhập vào những ngành nghề mà nam giới thống trị từ lâu.

Báo cáo sẽ tiết lộ hành trình gây quỹ khó khăn của các nhà sáng lập nữ đang tìm kiếm nguồn vốn cho các công ty khởi nghiệp. Và nó sẽ đưa ra những tiến bộ cũng như thất bại mà phụ nữ ở Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới, thường là một ngoại lệ trong xu hướng thu thập dữ liệu.

Trong vài thập kỷ qua, công nghệ mới, toàn cầu hóa và cải cách theo định hướng thị trường đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng cũng làm gia tăng bất bình đẳng.

Một phân tích của Nikkei châu Á về sự giàu có của nam giới và phụ nữ, được khai thác từ Cơ sở dữ liệu Bất bình đẳng Thế giới, cho thấy 10% những người giàu có nhất sở hữu hơn 60% tài sản, để lại khoảng 5% cho 50% người nghèo. Điều này đúng với gần như tất cả các quốc gia mà BCG tập trung nghiên cứu và khoảng cách ngày càng lớn ở hai quốc gia đông dân nhất trong khu vực, Ấn Độ và Trung Quốc.

Một nghiên cứu của Oxfam năm 2016 cho thấy sự bất bình đẳng trong khu vực mang tính giới tính sâu sắc. Những người giàu nhất trong khu vực chủ yếu là nam giới, trong khi phụ nữ tiếp tục tập trung ở những công việc được trả lương thấp nhất và bấp bênh nhất.

Ở châu Á, phụ nữ dự kiến sẽ tích lũy được 74% tài sản mà nam giới sẽ tích lũy được khi nghỉ hưu, theo Báo cáo bình đẳng giới tính toàn cầu năm 2022.

Sức mạnh tài chính của phụ nữ châu Á tăng cao kỷ lục - Ảnh 3.

Khoảng cách giàu nghèo theo giới tính khi nghỉ hưu. Nguồn: Báo cáo bình đẳng giới tính toàn cầu năm 2022 của WTW.

Tỷ phú nữ ở châu Á đã tăng từ 13 người năm 2010 lên 92 người vào năm 2022, theo phân tích của Nikkei Asia về danh sách tỷ phú hàng năm của Forbes.

Tuy nhiên, 75% phụ nữ ở châu Á làm việc trong khu vực phi chính thức, nơi việc làm thường bấp bênh, lương thấp hơn và không được tiếp cận với bảo trợ xã hội. Khoảng cách này sẽ ngày càng lớn khi tác động kinh tế của đại dịch COVID-19 đẩy nhiều phụ nữ và trẻ em gái vào cảnh nghèo đói.

Trong ba thập kỷ qua, tỷ lệ phụ nữ ở châu Á có việc làm đã tăng đều đặn ở tất cả các quốc gia, ngoại trừ Trung Quốc, theo một phân tích dữ liệu của Nikkei Asia từ Cơ sở dữ liệu Bất bình đẳng Thế giới. Năm 1991, phụ nữ ở Trung Quốc chiếm gần 40% người có việc làm của nước này. Năm 2019, tỷ lệ đó giảm xuống còn 33,4%.

Sức mạnh tài chính của phụ nữ châu Á tăng cao kỷ lục - Ảnh 4.

Tỷ lệ tổng thu nhập lao động của phụ nữ (ĐVT: %). Nguồn: Cơ sở dữ liệu về bất bình đẳng thế giới.

Tỷ lệ phụ nữ có việc làm rất khác nhau ở khắp châu Á, từ 7,4% ở Pakistan vào năm 2019 đến gần 42% ở Việt Nam. Ở các nước Nam Á như Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh, tỷ lệ này thấp hơn so với các nước Đông Nam Á và Đông Á.

Ở Nam Á, các hình thức phân biệt đối xử xã hội như chế độ đẳng cấp cũng đóng vai trò chính trong việc làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng. Ví dụ, ở Ấn Độ, một phụ nữ có nhiều khả năng trở nên nghèo khó hơn nếu đó là người Dalit - trước đây được gọi là "tiện dân", những người phải chịu thiệt thòi lớn nhất về kinh tế xã hội dưới hệ thống đẳng cấp dựa trên dòng dõi hàng thế kỷ, điều đã tạo nên cấu trúc xã hội trong Ấn Độ giáo.

Đặc quyền giai cấp hoạt động thông qua kiểm soát đất đai, lao động, giáo dục, nghề nghiệp và quyền lực chính trị.

Sức mạnh tài chính của phụ nữ châu Á tăng cao kỷ lục - Ảnh 5.

Các yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở sự tiến bộ của phụ nữ. Năm bắt đầu và năm kết thúc khác nhau tùy theo quốc gia dựa trên dữ liệu có sẵn, không có dữ liệu những năm 1990 của Singapore. Nguồn: Cổng dữ liệu về giới tính của Ngân hàng Thế giới.

Nhưng những bước phát triển này không đồng nghĩa với việc gia tăng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở tất cả các quốc gia. Ở Trung Quốc, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ đã giảm dần kể từ năm 1991; Ấn Độ đã chứng kiến sự suy giảm mạnh kể từ năm 2005.

Theo một báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế, trên toàn thế giới, phụ nữ đảm nhận 76% công việc chăm sóc không được trả lương (làm việc nhà), cống hiến nhiều hơn ba lần so với nam giới. Ở Bangladesh, phụ nữ dành tới 6 giờ cho công việc không được trả lương, trong khi nam giới chỉ làm chưa đến 1 giờ. Các quốc gia Nam Á khác như Ấn Độ và Pakistan cũng có khoảng cách giới khá lớn khi nói đến số giờ dành cho công việc chăm sóc không được trả lương.

Khảo sát sử dụng thời gian, đối chiếu dữ liệu về cách các cá nhân sử dụng thời gian của họ trong 24 giờ, là một công cụ quan trọng để đo lường gánh nặng bất bình đẳng của lao động không được trả công. Nhưng những khảo sát này tốn nhiều công sức và tốn kém. Trong số tám quốc gia mà BCG tập trung nghiên cứu, Singapore chưa thực hiện bất kỳ cuộc khảo sát nào, Indonesia chỉ thực hiện các cuộc khảo sát nhỏ và Việt Nam đã tiến hành các cuộc khảo sát theo mô-đun không dựa trên nhật ký thời gian 24 giờ.

Sức mạnh tài chính của phụ nữ châu Á tăng cao kỷ lục - Ảnh 6.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ (Tỷ lệ phần trăm trên tổng dân số nữ trên 15 tuổi). Nguồn: Cổng dữ liệu về giới tính của Ngân hàng Thế giới.

Hơn nữa, dữ liệu cấp quốc gia chỉ ra mức trung bình có thể che giấu sự bất bình đẳng hiện có giữa các nhóm kinh tế xã hội, theo nghiên cứu của UN Women. Nghèo đói và vị trí có thể dẫn đến những khác biệt đáng kể trong một quốc gia.

Phụ nữ nghèo ở nông thôn có khả năng kết hôn trước 18 tuổi cao gấp 5 lần so với phụ nữ thành thị, khả năng chưa bao giờ đi học cao gấp 21,8 lần, khả năng trở thành bà mẹ ở tuổi vị thành niên cao gấp 5,8 lần, khả năng có con cao gấp 1,3 lần, không có tiền để sử dụng cho riêng mình 2,3 lần.

Ngoài khả năng hoặc cơ hội làm việc và có thu nhập, các mô hình tiết kiệm và đầu tư cũng định hình sự tích lũy của cải và xác định tác động của các vấn đề tài chính. Ở Ấn Độ và Bangladesh, hầu hết phụ nữ dựa vào gia đình và bạn bè để có quỹ khẩn cấp, trong khi gần 9/10 phụ nữ ở Singapore dựa vào tiền tiết kiệm, 60% phụ nữ ở Pakistan cũng vậy.

Các mô hình tiết kiệm cũng khác nhau giữa các quốc gia, dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới cho thấy. Chưa đến 30% phụ nữ ở Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh tiết kiệm được tiền trong năm trước khi  cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2017.

Ở Trung Quốc, tỷ lệ phụ nữ có tiền tiết kiệm tiền giảm mạnh từ 70% năm 2014 xuống còn 45,7% năm 2017. Sự sụt giảm cũng được ghi nhận ở Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Tại Singapore, 78% phụ nữ tiết kiệm tiền trong năm 2017, tăng từ 71% vào năm 2014.

Nhưng không phải tất cả phụ nữ đều có tiền tiết kiệm tại các tổ chức tài chính. Ở Singapore, hai phần ba phụ nữ có tiền tiết kiệm trong khi ở Pakistan và Bangladesh, tỷ lệ này lần lượt chỉ là 1,9% và 9,6%.

 (Nguồn: Asia Nikkei)

N.MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ