27/07/2017 07:09
Sự thật trần trụi có thể khiến bạn rùng mình về máy giặt - vật dụng không thể thiếu trong nhà
Tuyên bố của Kristie Allsopp về việc dùng máy giặt khiến nhiều người choáng váng nhưng các chuyên gia vệ sinh lại hoàn toàn nhất trí.
Kristie Allsopp là người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng của Anh. Cô gợi ý, bạn không nên sở hữu một cái máy giặt trong nhà bởi vì nó vô cùng mất vệ sinh.
Thậm chí, Allsopp còn dùng từ "kinh tởm" để mô tả về vật dụng được xem là không thể thiếu của nhiều gia đình hiện đại. "Công việc của cuộc đời tôi có một phần là để dành cho việc loại bỏ máy giặt ra khỏi nhà" – Allsopp bổ sung trong một bình luận mà sau đó cô khẳng định là "để vui vẻ mà thôi" trên Twitter.
Bạn có thể bị sốc khi nghe gợi ý của Kristie Allsopp, nhưng quả thực, điều cô nói không phải không có lý do. Cùng tìm hiểu về những nguy cơ cho sức khỏe tiềm ẩn trong mỗi chiếc máy giặt nhé:
1. Quần áo giặt bẩn có thể khiến bạn mắc bệnh
"Có thể đây không phải nơi đầu tiên mà bạn sẽ bị lây nhiễm vi khuẩn trong nhà nhưngdùng máy giặtvẫn là một phần quan trọng trong bức tranh vệ sinh toàn cảnh", Giáo sư Sally Bloomfield, chuyên gia về vi trùng học kiêm giảng viên danh dự tại trường về vệ sinh và các bệnh nhiệt đới London School of Hygiene and Tropical Medicine, cho biết.
Một báo cáo trong Diễn đàn Khoa học Quốc tế về Vệ sinh trong Gia đình năm 2011 đã tổng kết ít nhất 18 đợt bùng phát dịch bệnh mà nguồn gốc được cho là từ việc giặt giũ. Những đợt bùng phát này, được ghi lại trên các tạp chí khoa học, có xu hướng bắt nguồn từ các tiệm giặt là công nghiệp. Nhưng vấn đề là bệnh tật có thể lan truyền do quần áo giặt không đúng cách.
Những loại vi khuẩn có thể lây lan bao gồm salmonella hay E.coli - thường được tìm thấy trong các chất thải trên quần áo hoặc trên các loại khăn sử dụng trong nhà bếp (chúng có thể gây rối loạn tiêu hóa), men hoặc nhiễm trùng nấm (có thể gây tưa lưỡi ở trẻ nhỏ hay nhiễm nấm da ở kẽ ngón chân), vi trùng cảm, cúm, tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus (có thể gây ra nhọt, mụn đinh nếu nó xâm nhập qua một vết rách trên da) và thậm chí cả MRSA - tụ cầu vàng kháng Methicillin.
Những vi trùng này bám vào quần áo khi chúng ta mặc lên người và sau đó lây lan sang các quần áo khác qua quá trình giặt giũ dù là bằng máy giặt hay không.
2. Quần áo được máy giặt giặt "sạch" cũng phủ đầy vi trùng
Mặc dù chúng ta được khuyến khích giặt đồ ở nhiệt độ thấp hơn - hoặc là để bảo vệ lớp vải, để tiết kiệm tiền hay vì lý do môi trường - điều này có nghĩa là vi khuẩn hoàn toàn có thể sống sót được qua một lần giặt.
Một phân tích từ Dettol năm 2013, khi các nhà khoa học phết lấy mẫu quần áo, đồ chơi mềm và chăn dành cho thú cưng trước cũng như sau khi giặt, đã phát hiện thấy, đồ giặt ở nhiệt độ 40 độ C chỉ có ít hơn 14% vi khuẩn sau giặt so với trước giặt. 1 trong 4 loại quần áo vẫn chứa vi khuẩn phân, một vài trong số đó có khả năng gây đau bụng.
3. Bột giặt và nhiệt độ giặt thấp không giết chết vi trùng
Nhiệt độ, thời gian giặt, độ rung của máy giặt và cả loại bột giặt đều giữ vai trò nhất định trong việc quần áo sẽ được giặt sạch đến mức nào – nhưng không phải tất cả chúng đều loại bỏ được vi khuẩn.
Nhiệt độ, cho tới nay, vẫn là yếu tố quan trọng nhất bởi nhiệt độ cao chủ động tiêu diệt vi khuẩn bằng cách phá vỡ cấu trúc của chúng.
"Giặt ở nhiệt độ trên 60 độ C, thậm chí, chỉ cần 50 độ C cũng sẽ giết chết phần lớn vi khuẩn", bác sĩ Dirk Bockmuhl, nhà vi trùng học và chuyên gia hàng đầu về vệ sinh đồ giặt tại Đại học Khoa học Ứng dụng Rhine-Waal, tiết lộ. Ở nhiệt độ thấp hơn, vi khuẩn vẫn có thể sống sót.
Một nghiên cứu điển hình tại Đại học Montana Mỹ năm 1975 cho thấy, một lượt giặt tại 38 độ C để lại số vi sinh vật nhiều gấp 1.000 lần so với một lần giặt ở nhiệt độ 49 độ C.
Nếu bạn muốn sử dụng nhiệt độ giặt thấp hơn, bạn cần thời gian giặt lâu hơn bởi việc này làm tăng khả năng vi khuẩn sẽ bị loại bỏ khỏi quần áo nhờ chuyển động vật lý của máy giặt, dù chúng có thể không thực sự bị tiêu diệt.
Một nghiên cứu năm 2014 đăng tải trên tờ tạp chí Vi sinh vật ứng dụng (Journal of Applied Microbiology) cho thấy, các nhà nghiên cứu Đức phải mất 90 phút để loại bỏ lượng vi khuẩn tại nhiệt độ 37 độ C, trong khi cũng lượng đó bị tiêu diệt chỉ sau 15 phút ở nhiệt độ 47 độ C.
Năm 2007, khi các nhà nghiên cứu tại Đạihọc Yonsei, Hàn Quốc, giặt các mẫu quần áo chứa ve bụi ở nhiệt độ 37 độ C thì chỉ có 6,5% trong số đó bị tiêu diệt. Khi nhiệt độ tăng lên 60 độ C, 100% ve bụi đã chết.
Trong một thử nghiệm đăng tải trên tạp chíbệnh truyền nhiễmlâm sàng Clinical Infectious Diseases năm 2006, 31/36 trứng chấy rận và 165/215 chấy rận sống sót sau lần giặt ở nhiệt độ 40 độ C – nhưng chúng đều bị tiêu diệt ở nhiệt độ 50 độ C.
Làm sạch máy giặt để loại bỏ nấm mốc
Khi các nhà nghiên cứu tại Đại học Arizona phân tích mẫu nước còn lại trong lồng giặt, họ phát hiện ra 10% trong số đó chứa vi khuẩn E.coli.
Một nghiên cứu khác tại Slovenia, được đăng tải trên tạp chí Fungal Biology, cho thấy, 79% máy giặt chứ vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm về da, mắt hoặc móng trong ngăn bột giặt và nước xả vải hoặc gioăng cao su bao quanh cửa máy giặt.
Một thử nghiệm khác trong phòng thí nghiệm do Canespro Fungal Nail tiến hành hồi đầu tháng này cũng chỉ ra rằng, nấm bàn chân microsporum gypseum có thể lây lan từ tất sang gioăng cao su cửa máy giặt sau một lần giặt. Sau đó, chúng có thể thâm nhập vào quần áo trong lần tiếp theo bạn sử dụng máy giặt.
Và dù không gây hại quá nhiều, "chúng có thể khiến quần áo bạn có mùi ẩm mốc, ngay cả sau khi giặt" – theo chuyên gia vi trùng học Bockmuhl cho biết.
Bác sĩ cũng gợi ý rằng, mỗi tháng mộtlần bạn nên để máy giặt chạy không hoặc với thứ gì đó như khăn trắng, ở nhiệt độ siêu nóng 90 độ C để diệt bất cứ mầm bệnh tiềm tàng nào.
Cũng là lựa chọn tốt khi bạn để ngăn đựng bột giặt và nước xả vải mở một lúc sau mỗi lần giặt, tạo điều kiện cho độ ẩm ở 2 vị trí này - vốn là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi - bốc hơi hoàn toàn.
Advertisement
Advertisement