10/06/2020 09:19
Sử dụng bạo lực khi tranh chấp đất liền kề có thể bị phạt tù đến 3 năm
Hiện nay, tranh chấp đất đai đang là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều mâu thuẫn trong xã hội, đặc biệt là những mảnh đất có vị trí liền kề.
Câu hỏi: Gia đình tôi có mảnh đất giáp ranh với hàng xóm, cả hai gia đình từ thời xưa đã có xảy ra tranh chấp giữa ranh giới liền kề. Năm 2017 gia đình tôi có xây nhà giáp bên đó và có để chừa lại một phần diện tích nhỏ chạy dài để xây tường, 1 năm xây dựng hai bên ko có tranh chấp gì.
Đến lúc gia đình tôi xây tường thì họ bảo chúng tôi lấn chiếm và kéo nhau đến phá nhà tôi. Chúng tôi đã gọi chính quyền nhưng chính quyền vẫn chưa giải quyết, nhà bên hàng xóm thì liên tục dọa rồi cho cả máy cẩu đào 1 cái mương dài tại đất giáp ranh và chạy dài suốt chiều dài móng nhà tôi. Vậy nhà tôi phải làm sao khi chính quỳên thì ko giải quyết mà hàng xóm luôn hành động đe dọa tài sản nhà tôi. Mong luật sư tư vấn!Tôi xin cảm ơn!
Luật sư luật Minh Gia trả lời tư vấn như sau:
Dựa trên quy định trên có thể thấy, mặc dù hai bên đang xảy ra tranh chấp nhưng hàng xóm không có quyền đe dọa và tự ý phá hoại tài sản hợp pháp của bạn.
Điều 178 Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định chi tiết về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản người khác như sau:
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm
- Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ
- Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:
- Có tổ chức
- Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng
- Tài sản là bảo vật quốc gia
- Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác
- Để che giấu tội phạm khác
- Vì lý do công vụ của người bị hại
- Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Do bạn không nói rõ chính quyền mà bạn yêu cầu là cơ quan nào, vì vậy chúng tôi xin chỉ ra các cơ quan mà bạn có thể yêu cầu can thiệp vụ việc như sau:
Thứ nhất, bạn có quyền khiếu nại đến cơ quan mà bạn đã yêu cầu để yêu cầu cơ quan đó trả lời về lý do vì sao không giải quyết vụ việc và để nghị xử lý triệt để vụ việc nêu trên.
Thứ hai, bạn có thể làm đơn trình báo vụ việc đến Công an huyện, thành phố nơi xảy ra vụ việc, kèm theo đó là các chứng cứ như video, hình ảnh hoặc các chứng cứ hợp pháp khác chứng minh hành vi đe dọa và phá nhà bạn của bên kia.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp