Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Starbucks bất ngờ lấn sân thương mại điện tử tại Việt Nam

Doanh nghiệp

27/06/2020 12:57

Mô hình thương mại điện tử đã được Starbucks áp dụng rộng rãi trên thế giới, tuy nhiên đây là lần đầu tiên quyết định mang đến Việt Nam.

Hôm 26/6, fanpage của Starbucks Việt Nam cập nhật thông tin chính thức ra mắt mô hình "e-store", bán hàng trực tuyến tại Việt Nam. "Khoảng cách không còn là giới hạn, dù ở tỉnh thành nào, bạn cũng có thể kết nối với Starbucks qua trang thương mại điện tử chính thức ra mắt từ hôm nay", thông báo của Starbucks gửi đến khách hàng.

Khởi đầu với một mô hình truyền thống và nay vẫn được biết đến là chuỗi cà phê lớn nhất thế giới, Starbucks đã và đang từ từ chuyển mình tại thị trường Việt Nam với việc ra mắt mô hình "e-store", đây được xem là bước đi mới nhất của "ông lớn" cà phê toàn cầu tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn hậu COVID-19.

Starbucks bất ngờ lấn sân thương mại điện tử tại Việt Nam

Mô hình thương mại điện tử đã được Starbucks áp dụng rộng rãi trên thế giới, tuy nhiên, đây là lần đầu tiên gã khổng lồ quyết định mang đến Việt Nam, thời điểm ra mắt ngay sau giai đoạn chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Hệ thống trang thương mại điện tử Starbucks trên thế giới bán nhiều sản phẩm trực tuyến. Những dịch vụ này bao gồm cà phê, trà và các thiết bị, hang hóa của Strabucks. Cửa hàng đã hoạt động trong nhiều năm, từ lâu sử dụng một giỏ mua hàng điển hình (được gọi là My Bag), nhưng vào tháng 8/2011, công ty đã thiết kế lại hoàn toàn cửa hang trực tuyến để giúp việc mua sắm trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.

Ngoài ra các khách hàng (cá nhân hoặc công ty) có thể lên lịch phân phối các mặt hàng tiêu chuẩn và đặc biệt. Khách hàng có thể đặt các  loại cà phê hiếm chỉ có sẵn tại một số cửa hàng ở Mỹ. Cuối cùng, các khách hàng trực tuyến sẽ nhận được những chương trình khuyến mãi độc quyền.

Tại Việt Nam, tổng giám đốc Starbucks Việt Nam - bà Patricia Marques, cho biết với tình hình dịch COVID-19 như hiện tại, trong năm 2020, Starbucks sẽ phải chậm lại kế hoạch kinh doanh.

Theo kế hoạch, năm 2020, "ông lớn" này sẽ mở khá nhiều cửa hàng, trong đó, có cả việc mở rộng sang một thành phố mới là Nha Trang (Khánh Hòa) nhưng cuối cùng phải tạm hoãn vì Covid-19.

Tuy nhiên, Starbucks cho rằng mình sẽ không ngồi yên trong thời gian sau dịch, dự định sẽ mở mới cửa hàng vào thời điểm cuối năm.

Trong khi tình hình kinh doanh tại cửa hàng có phần giảm sút do mất khách du lịch, chuyên gia nước ngoài và việc mở rộng chuỗi chậm chạp hơn, Starbucks đã đưa mô hình thương mại điện tử vốn rất được yêu chuộng trên thế giới đến Việt Nam. 

Starbucks bất ngờ lấn sân thương mại điện tử tại Việt Nam

Với độ phủ hiện nay chưa đủ lớn, nhất là chỉ mới tập trung vào một vài thành phố, trang thương mại điện tử này sẽ là nơi phân phối các sản phẩm li, bình giữ nhiệt thương hiệu Starbucks đến người Việt trên cả nước vốn là "tín đồ" của gã khổng lồ này.

Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam cũng cho rằng trước đây, khái niệm làm việc tại nhà khó được các doanh nghiệp chấp nhận, nhưng trong thời gian dịch bệnh lẫn sau dịch, mô hình này đã được ưa chuộng hơn. Do đó, trang thương mại điện tử của Starbucks Việt Nam cũng nhiều cơ hội sau giai đoạn hậu COVID-19.

Starbucks chính thức có mặt tại Việt Nam từ tháng 2/2013 với cửa hàng tại Sài Gòn, đến nay sau 7 năm hoạt động được cho là rất thành công, thương hiệu cafe này đã có tới 64 cửa hàng tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Sài Gòn.

Tổng giám đốc Starbucks chia sẻ: “Thử thách nhất trong 7 năm qua của Starbucks là đi tìm thị trường mới. Rất nhiều khách hàng thường xuyên hỏi khi nào Starbucks có ở Nha Trang, Quy Nhơn, Vinh, Bắc Ninh… song để kinh doanh ở những địa điểm này vẫn cần phải nghiên cứu, tìm hiểu thêm.  Tính trong tương quan so với các thị trường khác, nếu như ở Malaysia, cứ 104.982 dân có 1 cửa hàng Starbucks; ở Thái Lan cứ 175.040 người có 1 cửa hàng Starbucks; ở Campuchia cứ 913.862 người có 1 cửa hàng Starbucks thì tại Việt Nam gần 1,7 triệu người Việt sẽ có một cửa hàng Starbucks.

Tuy nhiên, chúng tôi đưa ra tốc độ phát triển chuỗi các cửa hàng dựa trên đặc tính của từng thị trường, không thể đánh đồng nhu cầu ở mỗi nước." 

Nếu so với những chuỗi cà phê khác tại Việt Nam hiện nay như Trung Nguyên, Highlands Coffee, The Coffee House… số lượng cửa hàng của Starbucks vẫn khá khiêm tốn, dù "gã khổng lồ" này được các doanh nghiệp trong ngành rất dè chừng.

 
NGỌC CHÂU (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement