Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

S&P 500, Nasdaq chứng kiến phiên tồi tệ nhất kể từ năm 2022

Chứng khoán

25/07/2024 08:49

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (24/7), với hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq ghi nhận phiên tồi tệ nhất kể từ năm 2022, do nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu sau kết quả kinh doanh gây thất vọng của hai Big Tech.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/7, chỉ số S&P 500 rớt 2.31% xuống 5,427.13 điểm, chỉ số Nasdaq Composite mất 3.64% còn 17,342.41 điểm. Chỉ số Dow Jones lùi 504.22 điểm (tương đương 1.25%) xuống 39,853.87 điểm.

Cổ phiếu Alphabet, công ty mẹ của công cụ tìm kiếm Google giảm 5%, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất kể từ cú giảm 7,5% hôm 31/1. 

Cả doanh thu và lợi nhuận quý 2 của Alphabet đều tốt hơn kỳ vọng, nhưng nhà đầu tư vẫn xả mạnh mã này khi biết doanh thu quảng cáo của trang video YouTube thấp hơn mức dự báo đồng thuận của thị trường.

Cổ phiếu Tesla giảm 12,3%, phiên bán tháo sâu nhất của mã này kể từ năm 2020, do kết quả kinh doanh yếu hơn kỳ vọng, bao gồm doanh thu từ mảng ô tô giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

S&P 500, Nasdaq chứng kiến phiên tồi tệ nhất kể từ năm 2022- Ảnh 1.

Các nhà giao dịch làm việc trên sàn giao dịch chứng khoán New York vào ngày 24/6/2024. Ảnh: Reuters

Những báo cáo đó đánh dấu cái nhìn đầu tiên của nhà đầu tư về tình hình hoạt động của các công ty vốn hoá lớn trong quý 2. Báo cáo lợi nhuận từ những công ty này được Phố Wall đặc biệt quan tâm vì nhóm nhỏ này chịu trách nhiệm về phần lớn đà tăng trong năm nay.

Phiên bán tháo ngày 24/7 là hệ quả của một "cơn bão hoàn hảo" của các yếu tố gồm thị trường đã mua quá nhiều (overbought), kỳ vọng lớn hơn về lợi nhuận, và yếu tố thời điểm vốn thường là giai đoạn ảm đạm của thị trường. 

Đó là lý do vì sao nhà đầu tư không hoàn toàn bất ngờ với phiên giảm này - theo chiến lược gia Ross Mayfield của ngân hàng đầu tư Baird.

"Chúng tôi xem phiên bán tháo này thực ra là tất yếu, vì diễn ra trong một bối cảnh thị trường đầu cơ giá lên đã kéo dài. Một sự điều chỉnh lành mạnh trong một thị trường như vậy sẽ được xem là cơ hội, thay vì là lúc để phòng thủ hay tìm cách bảo vệ tiền vốn khỏi biến động", ông Mayfield nói với hãng tin CNBC.

Chỉ số Russell 2000 của cổ phiếu vốn hóa nhỏ đóng cửa với mức giảm 2,1%. Tuy nhiên, từ đầu tháng tới nay, chỉ số đã tăng 7,2% khi nhà đầu tư dịch chuyển khỏi các cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn để mua vào các cổ phiếu nhỏ và cổ phiếu có tính chu kỳ cao hơn, như các cổ phiếu blue-chip thuộc Dow Jones - trên cơ sở hy vọng rằng những cổ phiếu này sẽ hưởng lợi nhiều hơn từ khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9.

Nếu tính từ đầu tháng, Dow Jones đã tăng 1,9%; S&P 500 giảm 0,6% và Nasdaq giảm 2,2%.

Bất chấp những thất bại từ các gã khổng lồ công nghệ vốn hoá lớn, mùa báo cáo lợi nhuận nhìn chung đã có khởi đầu thuận lợi. Hơn 25% công ty thuộc S&P 500 đã báo cáo kết quả kinh doanh quý 2, với khoảng 80% trong số này có kết quả vượt kỳ vọng, theo dữ liệu từ FactSet.

Góp phần làm tăng lo ngại của nhà đầu tư vào sáng ngày 24/7 là dữ liệu sản xuất yếu hơn dự báo của Mỹ.

Cụ thể, chỉ số sản lượng sản xuất chớp nhoáng PMI của Mỹ giảm xuống 49.5 trong tháng 7, bất ngờ rơi vào vùng thu hẹp do số lượng đơn đặt hàng mới, sản lượng và dự trữ đều giảm. Các chuyên gia kinh tế đã dự báo chỉ số này đạt mức 51.5, theo Dow Jones.

Báo cáo vào ngày 24/7, cũng cho thấy doanh số bán nhà ở mới thấp hơn so với dự báo trong tháng 6.

(Nguồn: CNBC)

LAN ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement