28/12/2016 10:21
Sốt xuất huyết trong thai kỳ, bà bầu lưu ý gì để an toàn cho thai nhi?
Chuyên gia sức khỏe chia sẻ về những điểm nguy hiểm mà thai phụ phải đối mặt khi điều trị sốt xuất huyết để tránh những rủi ro đáng tiếc.
Thời điểm này, dịch sốt xuất huyết đã "qua đỉnh" nhưng vẫn có những trường hợp mắc. Với bà bầu, cần chú ý gì để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp (Trưởng khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) sẽ tư vấn một số vấn đề thắc mắc của bà bầu gửi tới Emdep.vn xoay quanh chủ đề này.
- Tôi gần sinh con, hiện nay đã mang bầu tháng thứ 8 nhưng rất sợ sốt xuất huyết do có đồng nghiệp ngồi gần vừa bị. Theo bác sĩ, tôi có nguy cơ bị hay không và nếu bị có gây đẻ non hay nguy hiểm như thế nào?
(Phương, 27 tuổi, Nam Định)
Trả lời: Theo đúng nguyên tắc, sốt xuất huyết lây qua đường muỗi đốt. Vậy, không bị muỗi đốt thì không bị sốt xuất huyết.
Cho nên, cách phòng ngừa cho tất cả mọi người để tránh bị sốt xuất huyết là dùng mọi cách để tránh bị muỗi đốt.
Hơn nữa, sốt xuất huyết không gây dị tật thai nhi, nên thai phụ không nên quá lo lắng về việc này.
Tuy nhiên, bạn cần chú ý, nếu trong khu vực đó đang lưu hành dịch bệnh Zika thì bà bầu nên đi xét nghiệm xem có bị nhiễm virus Zika hay không hoặc bị các bệnh lý khác như cúm…? Vì bệnh lý này mới gây dị tật thai nhi.
Trong quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết, bà bầu phải đối mặt với ba vấn đề nguy hiểm chính. Thứ nhất, trong những ngày đầu bị sốt, thai phụ có thể bị sốt cao.
Nếu sốt cao quá sẽ dẫn đến tình trạng nhịp tim thai đập nhanh hơn và một số trường hợp ảnh hưởng đến thai nhi.
Nếu xác định bị sốt xuất huyết, thai phụ nên đi khám ở các bệnh viện để được bác sĩ hướng dẫn theo dõi và xử lý nhanh chóng.
Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 bị sốt xuất huyết, bà bầu đối diện với 2 nguy cơ đó là giảm tiểu cầu máu, dẫn đến hiện tượng sốt xuất huyết chảy máu.
Một tình trạng nữa có thể xảy ra là tình trạng cô đặc máu, có thể dẫn đến sốc.Những ngày này, thai phụ cần đến bệnh viện hàng ngày để kiểm tra và theo dõi sát sao. Nếu cần thiết có thể nằm tại viện để theo dõi.
Bà bầu cần chú ý hơn khi đang ở 3 tháng cuối thai kỳ.Nếu có hiện tượng chuyển dạ trong giai đoạn tiểu cầu máu hạ có thểdễ gặp hiện tượngbăng huyết.
Vì vậy, nếu thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ phải nhanh chóng đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời.
- Tôi mang bầu hơn 5 tháng, vừa bị sốt xuất huyết. Bác sĩ đang theo dõi nhưng tôi hoang mang không biết liệu thai nhi có bị dị tật gì hay không? Tôi phải làm gì để phát hiện dị tật ở con và những dị tật có thể gặp phải?
(Thạch Hoa, 26 tuổi, Bến Tre)
Trả lời:Như đã trả lời ở trên, sốt xuất huyết không gây dị tật ở thai nhi.
Tuy nhiên, chị cần chú ý, nếu trong khu vực đó đang lưu hành dịch bệnh Zika thì nên đi xét nghiệm xem có bị nhiễm virus Zikahay không hoặc bị các bệnh lý khác như cúm chẳng hạn.
- Tôi đang mangbầu và muốn bác sĩ cho biết khi sốt xuất huyết cần ăn uống thế nào?
(Thùy, 22 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
Trả lời:Chế độ ăn uống với bà bầu khi bị sốt xuất huyết không có gì đặc biệt.
Nhưng có một số vấn đề quan trọng thai phụ cần lưu ý, nếu như bị sốt cần bổ sung uống nước hoa quả để tăng cườngcác chất khoáng, nước và vitamin .
Nếu xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng, bà bầu phải hết sức thận trọng.
Trong ăn uống, bà bầu không nên ăn thức ăn quá cứng như xương có thể gây rách môi hoặc dễ chảy máu. Ngoài ra, những thức ăn khác không cần kiêng khemquá nhiều.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp