Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sốt đất nền có thể tái diễn ở các khu vực có quy hoạch trở thành đặc khu

Cơn sốt đất sẽ tái diễn ở các khu đô thị mới được đầu tư hạ tầng hoàn thiện, dự án có tiến độ thi công nhanh, chủ đầu tư uy tín…

Hàng tồn kho còn 22.976 tỷ đồng

Phát biểu tại hội thảo “Xu hướng và cơ hội đầu tư bất động sản 2019” do CafeLand tổ chức ngày 11/12, ông Vũ Văn Phấn, Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và Thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, theo kinh nghiệm của các nước cũng như ở nước ta trong những năm qua “bong bóng” bất động sản thường chỉ xảy ra khi hội tụ nhiều yếu tố.

Cụ thể, kinh tế vĩ mô không ổn định, tăng trưởng nóng. Các thị trường đầu tư khác không ổn định, kém hấp dẫn. Nguồn cung các loại sản phẩm bất động sản bị hạn chế, quá thiếu so với nhu cầu. Chính sách tài chính, nguồn vốn đổ vào thị trường bất động sản quá lớn...

KD
Thị trường bất động sản 2019 tiếp tục phát triển ổn định, không có nguy cơ xảy ra “bong bóng” trong năm 2019.

Trên cơ sở đánh giá, dự báo các yếu tố có khả năng ảnh hưởng lớn đến thị trường bất động sản có thể dự báo thị trường bất động sản 2019 tiếp tục phát triển ổn định, không có nguy cơ xảy ra “bong bóng” trong năm 2019.

“Thị trường có thể tiếp tục xảy ra tình trạng tăng giá đất nền tại các khu vực có quy hoạch trở thành đặc khu, các khu đô thị mới được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và tình trạng sốt nóng cục bộ tại một số dự án nhà ở trong khu vực trung tâm đô thị có tiến độ thi công nhanh, hạ tầng đồng bộ, chủ đầu tư có uy tín, giá cả phù hợp”, ông Phấn nói.

Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2018 thị trường bất động sản tiếp tục phát triển ổn định, không có nhiều biến động. Lượng hàng tồn kho tính đến tháng 11 còn khoảng 22.976 tỷ đồng, so với quý I năm 2013 đã giảm 105.572 tỷ đồng.

Tuy nhiên, thị trường vẫn tồn tại nhiều bất cập như nguồn cung nhà ở trung cao cấp hiện nay vẫn đang dư thừa. Trong khi, rất thiếu nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp.

Vấn đề cho thuê đất, đầu tư kinh doanh các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu biệt thự du lịch, condotel cho người mua còn chưa thống nhất. Tình trạng tranh chấp trong quản lý, sử dụng nhà chung cư còn nhiều.

Về mặt điều hành, ông Phấn nói chính sách tín dụng bất động sản đang được ngân hàng kiểm soát hiệu quả. Dự nợ tín dụng đang ở mức cho phép, lãi suất được duy trì tương đối ổn định, các tổ chức tín dụng đang thực hiện lộ trình hạn chế dần cho vay đối với lĩnh vực bất động sản.

Vai quản lý của Nhà nước đối với thị trường bất động sản ngày càng được chú trọng. Các công cụ kiểm soát thị trường như chính sách thuế, tín dụng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chủ trương đầu tư các dự án... vẫn đang tiếp tục phát huy hiệu quả.

11 biện pháp

Để tiếp tục bình ổn thị trường bất động sản năm 2019, ông Phấn đề nghị cácbộ ngành cần sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản theo hướng cắt giảm tối đa các điều kiện, thủ tục đầu tư kinh doanh.

Cần sớm nghiên cứu, sửa đổi bổ sung hoặc xây dựng mới chính sách thuế nhằm chống đầu cơ trong lĩnh vực bất động sản, góp phần bình ổn thị trường bất động sản, sử dụng hiệu quả đất đai.

Tập trung triển khai, thực hiện nghiêm túc các giải pháp, nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 25/1/2017 để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới. Trong đó Ngân sách nhà nước cần sớm bố trí nguồn vốn cấp bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại để tiếp tục cho vay nhà ở xã hội.

Hoàn thiện hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản theo Nghị định số 117/2015/NĐ-CP ngày 12.11.2015 của Chính phủ để đưa vào khai thác, vận hành.

PQ
Đất ở các vùng được quy hoạch trở thành đặc khu có nguy cơ sốt trở lại.

Đối với UBND các tỉnh thành cần tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến đầu tư phát triển và quản lý thị trường bất động sản, từ khâu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, đầu tư xây dựng, kinh doanh, vận hành…

Thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến của thị trường để kịp thời có các biện pháp xử lý phù hợp nhằm bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng sốt giá, bong bóng bất động sản trên địa bàn như thời gian qua.

Bố trí nguồn lực hợp lý để đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu trong và ngoài các dự án nhà ở xã hội, đặc biệt là tại các khu vực có đông công nhân và người lao động.

Nhất thiết phải sử dụng nguồn tiền thu được từ quỹ đất 20% trong các dự án mới, dự án nhà ở thương mại có quy mô dưới 10 ha do các chủ đầu tư nộp theo quy định và hỗ trợ từ ngân sách địa phương để đầu tư phát triển nhà ở xã hội.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và yêu cầu chủ đầu tư các dự án khu đô thị, các dự án phát triển nhà ở phải triển khai xây dựng đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng. Đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội.

Bố trí đủ nguồn lực, kinh phí để sớm hoàn thành việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản của địa phương, bảo đảm kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu của Bộ Xây dựng theo quy định tại Nghị định số 117/2015/NĐ-CP của Chính phủ để sớm đưa hệ thống cơ sở dữ liệu này vào khai thác vận hành.

Đối với các doanh nghiệp, các chủ đầu tư dự án bất động sản phải tuân thủ và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án, sử dụng đất được giao đúng mục đích, đúng quy hoạch, thi công xây dựng đảm bảo tiến độ, an toàn, chất lượng bảo vệ môi trường, nghiệm thu, bàn giao, kinh doanh, quản lý vận hành dự án đúng quy định.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement