Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sớm bàn giao mặt bằng thi công dự án cao tốc Bến Lức-Long Thành

Cao tốc Bến Lức-Long Thành nợ các nhà thầu thi công và không có tiền chi trả công tác giải phóng mặt bằng cho 57 hộ dân tại TP.HCM, Đồng Nai.

UBND TP.HCM vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan sớm giải quyết các vướng mắc để bàn giao mặt bằng dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức-Long Thành. Hiện tại, công trường tuyến cao tốc Bến Lức-Long Thành, đoạn trên địa bàn huyện Nhà Bè, TP.HCM, hai cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam là cầu Bình Khánh (huyện Nhà Bè) và cầu Phước Khánh (tỉnh Đồng Nai) đều chưa được kết nối hoàn thiện. 

Khu vực công trường thi công cầu Bình Khánh, vật liệu xây dựng, thiết bị nằm ngổn ngang, công trường vắng lặng, không công nhân nào làm việc. Gần đó, khu vực lán trại cũng không có một bóng người. Ở điểm đầu đường cao tốc Bến Lức - Long Thành (huyện Bình Chánh), đây là nút giao với đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, nhiều đoạn đường đứt quãng, thi công nham nhở, khói bụi mù mịt. Do công trình đã ngưng thi công nhiều tháng nay, cỏ dại bắt đầu mọc um tùm trở lại trong khu vực công trường.

Trong khi đó, tại điểm giao cắt quốc lộ 50 với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành thuộc gói thầu A2-2 cũng ngổn ngang do vướng hơn 20 hộ dân chưa giải tỏa xong. Theo thiết kế dự án, đây là một nút giao thông có quy mô lớn, bao gồm xây dựng hai cầu vượt qua quốc lộ 50 với 4 làn xe. Thế nhưng tới nay, ở đây chỉ mới xây dựng xong một cầu vượt, còn một cầu vẫn chưa thể thi công.

Cao tốc Bến Lức-Long Thành trễ hẹn gần 2 năm qua.
Cao tốc Bến Lức-Long Thành trễ hẹn gần 2 năm qua.

Tại báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ ngày 17/2/2020, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (chủ đầu tư, gọi tắt là VEC) cho biết vướng mắc lớn nhất là từ tháng 1/2019 đến nay VEC chưa được giao kế hoạch vốn đầu tư công. Việc này đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công, giải ngân, phát sinh nhiều khiếu kiện từ các nhà thầu thực hiện dự án.

Do thiếu vốn, VEC vừa nợ các nhà thầu thi công xây lắp công trình và không có tiền chi trả công tác giải phóng mặt bằng cho 57 hộ dân tại TP.HCM, Đồng Nai. Từ đó làm phát sinh nhiều khiếu kiện từ các hộ dân và một phần dự án chậm nữa do phải xử lý nền đất yếu làm cao tốc.

Cũng theo VEC, hiện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã chấm dứt khoản vay 170 triệu USD vì thời gian kết thúc hiệp định vay vào ngày 30-10-2019. 

Trong báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư ngày 17/2/2020, ông Trần Văn Tám - tổng giám đốc VEC - cho biết việc chưa xử lý dứt điểm xác định cơ quan chủ quản, thẩm quyền quyết định đầu tư và việc chưa được giao kế hoạch vốn đầu tư công đã dẫn đến các dự án đường bộ cao tốc Bến Lức-Long Thành và cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi không hoàn thành đúng tiến độ, kéo dài thời gian thi công, phát sinh nhiều khiếu kiện, khiếu nại làm tăng chi phí, giảm hiệu quả đầu tư dự án.

Ngoài ra, tại dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TPHCM, tuyến Bến Thành-Tham Lương, Ban Quản lý đường sắt đô thị được giao phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong quá trình giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc về mặt bằng dự án.

UBND các quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình, Tân Phú sớm bàn giao mặt bằng sạch để phục vụ thi công; chỉ đạo chủ đầu tư dự án thành phần giải phóng mặt bằng và các ban, ngành của địa phương thực hiện tốt công tác tổ chức, tuyên truyền về tầm quan trọng, ý nghĩa của công trình cũng như chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện giải phóng mặt bằng dự án, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người dân; đồng thời thực hiện tốt công tác giải quyết các kiến nghị, khiếu nại liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

TUYẾT HƯƠNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement