Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

SoftBank 'ra lệnh' Grab và Gojek sáp nhập?

Doanh nghiệp

15/09/2020 10:34

SoftBank đang yêu cầu hai kỳ lân công nghệ Grab và Gojek ngồi xuống bàn đàm phán về khả năng sáp nhập để giảm thiểu thiệt hại từ COVID-19.

Sáp nhập giúp GrabGojek kiếm tiền tốt hơn

Theo Financial Times, hai công ty khởi nghiệp lớn nhất Đông Nam Á, Gojek và Grab, đã nối lại đàm phán về việc sáp nhập theo "lệnh" của các cổ đông. Đứng đầu lệnh triệu tập đàm phán là SoftBank. Trước đó, người sáng lập Masayoshi Son của tập đoàn Nhật Bản từng không đồng tình với việc gộp hai kỳ lân công nghệ này.

Các cuộc thảo luận sáp nhập diễn ra khi hai “đối thủ truyền kiếp” thua lỗ do các hạn chế liên quan đến COVID-19, đặc biệt là ở Indonesia, nơi cả 2 đang cạnh tranh khốc liệt nhất. Đáng nói, một đợt kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt toàn thành phố đã được đề xuất lập lại ở Jakarta vào tuần trước.

Định giá của cả Grab và Gojek đều đã giảm đáng kể trên thị trường. Grab được định giá 14 tỷ USD tại vòng gọi vốn cuối cùng vào năm 2019, nhưng các nhà đầu tư cho biết mức này có thể đã giảm 25%.

Gojek được định giá gần 10 tỷ USD vào năm ngoái, cũng đang đối mặt với mức tuột giá đáng kể.

Cả Grab và Gojek đều chịu nhiều thiệt hại sau COVID-19. Ảnh: Vulcan Post
Cả Grab và Gojek đều chịu nhiều thiệt hại sau COVID-19. Ảnh: Vulcan Post

Căng thẳng do đại dịch gây ra và những lo ngại về mô hình kinh doanh gọi xe trên toàn cầu, đã gây áp lực buộc các công ty phải đồng ý một thỏa thuận sáp nhập. Cổ phiếu của các công ty cùng ngành tại Mỹ là Uber và Lyft đang giảm giá thấp hơn nhiều so với giá chào bán công khai ban đầu, trong khi cổ phần của Didi Chuxing, công ty gọi xe lớn nhất Trung Quốc, đang được chào bán với mức chiết khấu đáng kể tại các thị trường tư nhân.

Asad Hussain, một nhà phân tích tại PitchBook, cho biết tất cả những điều đó làm cho khả năng hợp nhất của các hãng gọi xe trở nên cao hơn.

Ông nói: “Việc sáp nhập có thể thúc đẩy đáng kể con đường đạt được lợi nhuận của cả Grab và Gojek”.

Trước COVID-19, cả hai công ty đã “hướng tới việc kiếm tiền tốt hơn”, chẳng hạn như bằng cách tăng hoa hồng mà họ tính cho tài xế, và giảm trợ cấp cho khách hàng.

Roshan Raj, một đối tác tư vấn của Redseer tập trung vào Đông Nam Á, cho biết: “COVID-19 đã phá vỡ những xu hướng này”. Ông nói thêm cần phải có một thời gian nữa sẽ có một sự hồi sinh trong dịch vụ gọi xe.

Nhu cầu gọi xe được dự đoán cần thêm thời gian để phục hồi như trước đại dịch. Ảnh: AP
Nhu cầu gọi xe được dự đoán cần thêm thời gian để phục hồi như trước đại dịch. Ảnh: AP

Các cuộc đàm phán sáp nhập trước đây giữa Grab và Gojek diễn ra cách đây 6 tháng đã bị cản trở bởi sự phản đối từ SoftBank, một trong những cổ đông lớn nhất của cả hai. Ông Masayoshi Son vào thời điểm đó tin rằng gọi xe sẽ là một ngành độc quyền, nơi công ty có nhiều tiền mặt nhất cuối cùng sẽ thống trị bất kỳ thị trường nào.

Nhưng Gojek, với các nhà đầu tư bao gồm các tập đoàn internet Trung Quốc Tencent cùng Meituan-Dianping, và gần đây là Facebook và PayPal của Thung lũng Silicon, đã tỏ ra kiên cường, đặc biệt là ở Indonesia. Những người thân cận của ông cho biết thêm, ông Son hiện là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của thương vụ sáp nhập. Sự hợp lực rộng lớn và cắt giảm chi phí có thể góp phần làm tăng giá trị ngay lập tức cho cả hai công ty.

Gojek có chỗ dựa, Grab thì không

Nhưng Indonesia, thị trường lớn nhất của cả Grab và Gojek, có thể là một điểm cần lưu ý.

Gojek có sự ủng hộ chính trị trong nước, nơi người sáng lập Nadiem Makarim là Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Theo Financial Times, điều này có nghĩa Gojek có thể có chỗ dựa vững chắc, có nhiều đòn bẩy hơn trong bất kỳ thương vụ nào.

Một nhà đầu tư trong công ty cho biết: “Gojek là đội chủ nhà và chính phủ ủng hộ doanh nghiệp địa phương”.

Các cuộc đàm phán cũng đang vấp phải sự phản đối từ một số giám đốc điều hành cấp cao của Grab. Họ lo ngại rằng họ sẽ không đứng đầu trước các cổ đông dài hạn đang tìm cách có sức ảnh hưởng lớn hơn trong công ty.

Gojek được Indonesia
Gojek được Indonesia "bảo kê", khó lòng để sáp nhập cùng Grab. Ảnh: Getty

Bất kỳ thỏa thuận nào cũng có thể bị các cơ quan quản lý xem xét kỹ lưỡng về tác động của nó đối với việc làm trong bối cảnh kinh tế tồi tệ. Kenny Liew, một nhà phân tích công nghệ tại Fitch Solutions, cho biết: “Vào thời điểm nhiều nền kinh tế đang gặp khó khăn, một cuộc sáp nhập khó có thể đạt được sức hút với các cơ quan quản lý, do việc làm có thể sẽ bị cắt giảm”.

“Vào thời điểm nhiều nền kinh tế đang gặp khó khăn, một cuộc sáp nhập khó có thể đạt được sức hút với các cơ quan quản lý do việc làm có thể sẽ bị cắt giảm.

- Kenny Liew, nhà phân tích công nghệ tại Fitch Solutions

Ngay cả khi những suy đoán về khả năng sáp nhập đã xuất hiện trở lại, Bloomberg cho rằng, cả hai còn lâu mới đạt được thỏa thuận này. Các cuộc đàm phán bị cản trở bởi mối quan hệ thù địch giữa hai công ty, và sự phức tạp của việc phối hợp giữa quá nhiều nhà đầu tư.

Bất kỳ thỏa thuận nào cũng có khả năng phải đối mặt với các rào cản pháp lý, vì kết hợp hai công ty hàng đầu trong khu vực, làm giảm sự cạnh tranh trong các lĩnh vực gọi xe và mới hơn như giao hàng thực phẩm và tài chính.

Đại dịch COVID-19 và các biện pháp giãn cách xã hội đã gây thiệt hại cho cả hai công ty, buộc họ phải cắt giảm việc làm và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, Gojek đã thu được vốn mới từ Facebook và PayPal cho nỗ lực tạo ra một nền tảng thanh toán kỹ thuật số trong khu vực.

TẤT ĐẠT
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement