Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sợ virus corona người dân hạn chế gọi đồ ăn qua mạng

Chính sách - Hạ tầng

15/02/2020 07:57

Người dân hạn chế ra đường mua sắm, ăn uống... liệu có mang đến cơ hội hấp dẫn với các ngành dịch vụ giao hàng?

Ngưng đặt đồ ăn vì sợ virus cocona

Trong bối cảnh dịch cúm Corona bùng phát và diễn biến phức tạp làm xáo trộn cuộc sống của người dân, gián đoạn và ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp, ngành nghề trong đó có dịch vụ giao hàng, đồ ăn...

Trong những năm gần đây, có thể nói dịch vụ giao thức ăn trở nên phổ biến tại Việt Nam nó phục vụ cho một lượng người khá lớn, không ít nhà hàng, quán xá “ăn nên làm ra” nhờ dịch vụ này. Tuy nhiên, dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra đã khiến người tiêu dùng e ngại khi gọi giao thức ăn vì sợ dịch bệnh lây lan.

Quán ăn trên đường Nguyễn Sơn Hà, quận 3 đìu hiu khách, chỉ vài shipper đến mua hàng đồ ăn mang đi - Anh: Cẩm Viên. 
Quán ăn trên đường Nguyễn Sơn Hà, quận 3 đìu hiu khách, chỉ vài shipper đến mua hàng đồ ăn mang đi - Anh: Cẩm Viên. 

Trần Thanh Tâm (25 tuổi, quận Bình Tân) là một trong những bạn trẻ thích đặt đồ ăn qua mạng. Trước đây, Tâm thường đặt mua đồ ăn qua mạng như bánh mì Pew Pew, pizza hay trà sữa, bánh tráng trộn nhưng cô đã ngưng đặt đồ ăn qua mạng kể từ ngày biết thông tin về dịch bệnh.

“Thông tin về dịch bệnh lây truyền khiến tôi lo ngại, không biết người chế biến thức ăn có có bị nhiễm bệnh hay không; họ có đeo khẩu trang khi chế biến, thức ăn có bảo đảm an toàn vệ sinh. Đặc biệt là nhân viên giao hàng tiếp xúc với nhiều người liệu có tăng nguy cơ lây nhiễm… Để an toàn cho bản thân tôi đã ngưng gọi dịch vụ giao thức ăn”, Thanh Tâm chia sẻ. 

Chị Nga, chủ một quán ăn tại đường Nguyễn Sơn Hà, quận 3, TP.HCM cho biết: “Trước đây một lượng lớn thức ăn được bán ra nhờ dịch vụ giao hàng, cứ khoảng 8 giờ khi quán mở cửa là rất nhiều shipper đợi sẵn để mua đồ ăn. Nhưng từ ngày bùng phát dịch corona thì quán xá đìu hiu vậy đó, thỉnh thoảng có vài vài khách ghé ăn. Chỉ mong qua mùa dịch để quán có thể hoạt động kinh doanh bình thường”.

Grab, GoViet hai công ty ứng dụng công nghệ đa dịch vụ lớn nhất nước, cũng đang phối hợp với Bộ y tế và các đối tác liên quan để xử lý các lo ngại sức khỏe, không chỉ để bảo vệ doanh nghiệp, tài xế mà còn vì an toàn của cộng đồng. 

Quán ăn ở đường Cao Thắng, quận 3 thường ngày shipper đứng xếp hàng dài nay cũng chỉ vài shipper đến mua - Ảnh: Cẩm Viên
Quán ăn ở đường Cao Thắng, quận 3 thường ngày shipper đứng xếp hàng dài nay cũng chỉ vài shipper đến mua - Ảnh: Cẩm Viên

Đại diện của GoViet cho biết cho đến nay GoViet chưa nhận được thông tin về trường hợp đối tác tài xế có triệu chứng lây nhiễm virus corona. Phía GoViet nhấn mạnh đang triển khai các biện pháp để bảo vệ tài xế và khách hàng như yêu cầu nhân viên, tài xế bắt buộc phải đeo khẩu trang, rửa tay, thường xuyên khử trùng thùng chở hàng, đo nhiệt độ hàng ngày, thậm chí có những biện pháp chế tài nếu không tuân thủ biện pháp phòng dịch trên.

Đặc biệt khuyến cáo, tài xế liên hệ ngay đến cơ quan y tế hoặc tổng đài GoViet khi cảm thấy không khỏe, hoặc có dấu hiệu sốt, ho, khó thở... Đối với đối tác nhà hàng, quán ăn GoViet cũng phối hợp để bảo đảm an toàn trong các khâu chế biến và giao đồ ăn như luôn mang găng tay; thường xuyên vệ sinh, khử trùng khu vực chế biến thức ăn; rửa tay bằng dung dịch có cồn; tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn.

Dịch vụ giao hàng “hốt tiền” nếu làm tốt khâu phòng dịch

Vì mọi người đều hạn chế ra đường, quán xá vắng khách, những tưởng dịch vụ giao đồ ăn sẽ lên ngôi nhưng thực tế vẫn ế ẩm không kém, nhiều tài xế giao hàng thở dài chia sẻ.

Anh Dương Thanh Lâm, tài xế xe ôm công nghệ của Grab thay vì chỉ chở khách như trước anh Lâm quyết định mở thêm ứng dụng giao nhận hàng hóa, đồ ăn cho khách vì khi dịch corona lây lan, người dân hạn chế ra ngoài, lượng khách đặt xe giảm thì dịch vụ giao đồ ăn trên mạng sẽ tăng và anh hi vọng sẽ kiếm thêm thu nhập từ dịch vụ này.

“Thực tế cũng có nhiều khách hàng đặt hàng qua mạng chủ yếu là khẩu trang nước rửa tay là nhiều nhất chứ giao đồ ăn rất ít. Tôi nghe đồng nghiệp chuyên giao hàng cho biết còn ế hơn thời điểm chưa có dịch”, anh Lâm nói.

“Thời điểm trước khi dịch corona bùng phát, có ngày tôi chạy giao hàng trên 50 đơn hàng thu nhập khoảng trên 500.000 đồng/ngày, chủ yếu là giao cơm văn phòng, thức uống và đồ ăn nhanh. Nhưng thực tế dịch bệnh diễn ra sau tết, thu nhập của tôi giảm hẳn, số đơn hàng cũng ít đi” anh Hưng, một Grab giao hàng cùng các đồng nghiệp đang đậu xe chờ đơn hàng tiếp theo trước công viên đường Kênh Nước Đen (quận Bình Tân) chia sẻ.

Hình ảnh của các anh lái xe ôm công nghệ tự nguyện trích thu nhập của mình, xếp hàng từ 4 giờ sáng để mua được 3000 khẩu trang phát miễn phí cho người dân ở ngã tư Bảy HIền (quận Tân Bình). 
Hình ảnh của các anh lái xe ôm công nghệ tự nguyện trích thu nhập của mình, xếp hàng từ 4 giờ sáng để mua được 3000 khẩu trang phát miễn phí cho người dân ở ngã tư Bảy HIền (quận Tân Bình). 

Nhiều tài xế còn cho biết đó là chưa kể việc giao hàng cũng gặp nhiều khó khăn khi nhiều tòa nhà, khu phức hợp, chung cư cao cấp còn hạn chế người ngoài ra vào để phòng ngừa, kiểm soát dịch nên tài xế giao hàng, đồ ăn cũng gặp khó. 

Shipper Trọng Phàm (33 tuổi) cho biết: "Bản thân tôi biết công việc mình thường xuyên di chuyển tiếp xúc với nhiều người nên chủ động phòng tránh cho bản thân cũng như cộng đồng. Tôi mua khẩu trang, mua nón bảo hiểm trùm kín đầu có kính che chắn phía trước cho an toàn và mang theo nước rửa tay khô để rửa tay trước và sau khi tiếp túc với khách hàng. Đồ mặc của tôi sau mỗi ngày đều được giặt sạch và phơi khô... Cẩn thận để bảo vệ chính mình, người thân cũng như mọi người xung quanh". 

Nhà trường tạm nghỉ, một số doanh nghiệp, nhà hàng, quán ăn tạm đóng cửa vì dịch… Người dân hạn chế ra đường mua sắm, ăn uống sẽ mang đến cơ hội hấp dẫn với các ngành dịch vụ giao hàng nếu các doanh nghiệp này trấn an được người tiêu dùng rằng họ làm tốt khâu an toàn đảm bảo không lây truyền dịch bệnh.  

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement