21/08/2019 08:13
Sợ thiếu lương thực vì Brexit, người Anh dự trữ cá ngừ
Các doanh nghiệp và người tiêu dùng đang dự trữ các hàng hóa cơ bản, như cá ngừ đóng hộp, vì sợ thiếu lương thực do ảnh hưởng Brexit.
Việc đếm ngược ngày Anh rời EU đã thực sẽ bắt đầu – hạn chót là 11 giờ trưa (theo giờ London) ngày 31/10/2019 – và nước này đang lo ngại sẽ phải đối mặt với việc Brexit mà không có thỏa thuận nào.
Các doanh nghiệp và người tiêu dùng đang dự trữ các hàng hóa cơ bản, như cá ngừ đóng hộp, vì sợ thiếu lương thực. Hơn nữa, việc di chuyển hàng hóa miễn phí sẽ bị ảnh hưởng đáng kể khi mất thêm thời gian để kiểm tra ở biển giới và cảng đối với các sản phẩm nhập khẩu vào EU, bao gồm cả các nhà cung cấp cá ngừ nước ngoài.
Sự mất giá của đồng bảng Anh
Đồng bảng Anh đang bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh không ổn định này, hiện tại đồng tiền này đang ở mức thấp nhất trong 2 năm qua với tỷ giá GBP/EUR là 1,08 và GBP/USB là 1,21.
Brexit có thể tăng đáng kể giá cá ngừ Anh. |
Đây là một cú hích lớn tới túi tiền của người Anh vì điều này cho thấy giá trị của đồng bảng Anh so với đồng USD giảm 18,4% và so với đồng EUR giảm 15,5%, kể từ tháng 6/2016 khi Anh bỏ phiếu rồi khỏi EU. Điều này đã khiến các nhà nhập khẩu phải bỏ ra nhiều tiền hơn để mua cá ngừ đóng hộp.
Tiên lượng rằng đồng bảng Anh sẽ giảm hơn nữa khi thời gian Anh dời khỏi EU tới gần đã làm gia tăng nỗi lo sợ của người tiêu dùng và người mua.
Theo một cuộc thăm dò ý kiến của Reuter, giá trị 1 đồng bảng sẽ giảm xuống còn khoảng 1,14 – 1,20 USD và 0,95 – 0,98 EUR. Điều này sẽ đẩy đồng bảng Anh tới viễn cảnh giống như tháng 12/2008, thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tỷ giá EUR/GBP ở mức thấp nhất mọi thời đại là 0,9714.
Hơn nữa, Bloomberg cho biết đồng bảng Anh có thể đạt 1,10 USD trong tháng 10, mức tỷ giá chưa từng thấy trong 34 năm qua. Bloomberg còn cho rằng 30% khả năng Brexit không thỏa thuận sẽ xảy ra, điều này sẽ khiến đồng bảng bị mất giá hơn nữa.
Người Anh bỏ nhiều tiền hơn để mua cá ngừ đóng hộp
Việc giảm giá trị của đồng bảng, người mua Anh cần bỏ nhiều tiền hơn để mua hàng. Điều này đặc biệt đúng với việc nhập khẩu cá ngừ vì hoạt động thương mại đang được thực hiện bằng đồng USD hay EUR. Do đó, một tấn cá ngừ sẽ có giá cao nhất với tỷ giá hối đoái này.
Anh không sở hữu bất kỳ cơ sở chế biến và nhập khẩu cá ngừ nào, với phần lớn các lô hàng cá ngừ đóng hộp nhập khẩu từ bên ngoài EU – chủ yếu từ Seychelles, Ghana, Mauritius, Ecuador và Philippines. Các lô hàng từ Seychelles, Ghana và Mauritius được bán bằng EUR trong khi các nước xuất khẩu khác bán sản phẩm bằng USD cho Anh.
Giá CFR trung bình cá ngừ đóng hộp trong năm 2018 là 4.420 EUR/tấn, trong khi Ghân có giá CFR cao nhất ngoài EU ở mức 4.750 EUR/tấn (tương đương 5.329 USD/tấn). Với sự mất giá của đồng bảng Anh, chắc chắn cá ngừ đóng hộp sẽ có giá cao hơn.
Ví dụ nếu giá mỗi tấn tăng 10%, giá sẽ ở mức 5.225 EUR/tấn, và đồng bảng giảm 6%, điều này sẽ có nghĩa là người mua sẽ phải trả thêm 16% cho các sản phẩm cá ngừ đóng hộp. Cá ngừ tươi và đông lạnh hầu hết nhập khẩu từ Sri Lanka và Maldives cũng thường được các nhà nhập khẩu Anh trả bằng USD.
Hơn nữa, có thêm vấn đề về mức thuế 24% đối với các sản phẩm cá ngừ nhâp khẩu từ các nước xuất khẩu khi Anh rời EU.
Hai thương hiệu John West và Princes, với thị phần lớn nhất tại Anh, có những công ty ở nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái. Thái Union (TU), công ty mẹ của John West sở hữu các nhà máy lớn tại Ghana và Seychelles, trong khi Princes Tuna Mauritius Ltd. chủ yếu cung cấp cho Princes, thương hiệu lớn thứ 2 tại Anh.
Thu nhỏ sản phẩm và chi phí của một hộp cá ngừ
Một số thương hiệu cá ngừ đóng hộp và thậm chí các nhãn hiệu tư nhân đã có phản ứng với việc giá cả ngày càng tăng do đồng bảng Anh suy yếu. Vậy họ làm thế nào để có thể đối mặt với vấn đề này? Các công ty đang chọn cách thu nhỏ, các sản phẩm thực phẩm bán lẻ đóng gói đã bị giảm kích thước và trọng lượng trong khi giá bán lẻ tương ứng không giảm.
Theo số liệu thống kê của Văn phòng thống kê quốc gia Anh, 2.529 sản phẩm đang được bán tại các siêu thị đã được giảm kích thước hoặc trọng lượng trong 5 năm từ năm 2012 – 2017. Viện Quản trị Kinh doanh châu Âu của Pháp (INSEAD) cho biết người tiêu dùng nhạy cảm đối với những thay đổi về giá hơn thay đổi về trọng lượng.
Do việc đồng bảng suy yếu gây khó khăn cho việc kinh doanh, và để giữ thị phần của mình và ngăn chặn người tiêu dùng chuyển sang các nhãn hiệu khác hay mất khách cho những hãng đang giảm giá mạnh, hoặc cuối cùng mất hứng thú với cá ngừ đóng hộp, các nhãn hiệu như John West và Price đã chọn cách thu nhỏ sản phẩm đóng hộp của mình lại.
Advertisement
Advertisement