Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sở hữu 21 công ty tại Việt Nam với doanh thu lên đến hàng tỷ USD, Siam Cement Group là ai?

Doanh nghiệp

16/12/2020 03:59

Tập đoàn SCG là công ty lớn thứ hai tại Thái Lan, sở hữu danh mục đầu tư hơn 20 công ty tại Việt Nam, mỗi năm doanh thu hàng tỷ USD.

Công ty TNHH Xi măng SiamhayTập đoàn Siam Cement (Siam Cement Group - SCG), là công ty xi măng lớn nhấtThái Lan. Năm 2016, SCG đượcTạp chí Forbesxếp hạng là công ty lớn thứ hai tạiThái Lanvà là công ty đại chúng lớn thứ 604 trên thế giới.

Doanh nghiệp của Hoàng gia Thái Lan, sở hữu 100 công ty

Được thành lập bởi nghị định hoàng gia của nhà vua Vajiravudh (vua Rama VI) năm 1913, kể từ đó, SCG đã mở rộng sang nhiều doanh nghiệp với 5 mảng cốt lõi: hóa chất, bao bì, xi măng, vật liệu xây dựng và phân phối. Tập đoàn được quản lý bởi "Cục Quản lý Tài sản Hoàng gia”, sở hữu 30% cổ phần của Xi măng Siam.

SCG bao gồm hơn 100 công ty thuộc 5 tập đoàn kinh doanh, sử dụng gần 54.000 nhân viên và sản xuất hơn 64.000 các loại sản phẩm. Các sản phẩm được bán trong nước và xuất khẩu đến tất cả các khu vực trên thế giới.

Hầu hết các công ty trong tập đoàn này đều đã được các tiêu chuẩnquốc tếvề quản lý chất lượng,quản lý môi trường, bảo vệ sức khỏe và an toàn. Các công ty thường đi đầu trong lĩnh vực công nghiệp của mình. SCG cũng nhận được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

SCG
SCG là công ty lớn thứ 2 tại Thái Lan. Ảnh: ANR

Ngoài các trụ cột chính, tập đoàn này còn có pháp nhân Công ty TNHH Cementhai Holding giám sát đầu tư của SCG vào các lĩnh vực kinh doanh khác nhau.Hầu hết là liên doanh với các công ty nổi tiếng quốc tế, chẳng hạn như Kubota,Yamato Kogyo, Aisin Takaoka Group, Nippon Steel, Toyota Motor, Michelin, Hayes Lemmerz, Siam Mitsui,…

Hiện tại, SCG đầu tư mạnh mẽ cho công ty của họ vào các khu vực Đông Nam Á bao gồm các doanh nghiệp bao bì tại Malaysia, tổ hợp hóa dầu tại Việt Nam và nhiều nhà máy xi măng xung quanh khu vực.

Trong cơ cấu doanh thu, thường khối xi măng và vật liệu xây dựng đóng góp khoảng 38%;trên dưới 44% đến từ đơn vị hóa chất;và 18% doanh thu còn lại là từ bao bì.Theo báo cáo tài chính năm 2019, tổng doanh thu bán hàng của SCG tại tất cả thị trường là 14,1 tỷ USD, giảm 8% so với năm 2018.Lợi nhuận vào khoảng 1,031 tỷ USD, giảm 28% so, sau khi ghi nhận khoản bồi thường thất nghiệp 64 triệu USD.

"Những biến động gây ra bởi các nhân tố khó kiểm soát bên ngoài đã tác động đáng kể đến môi trường kinh doanh toàn cầu trong năm qua.Do đó, trong năm 2020, SCG cần phải phát triển những chiến lược kinh doanh nhằm đối mặt với biến động và duy trì tăng trưởng bền vững. Với kế hoạch đổi mới doanh nghiệp lần này, ba ngành kinh doanh cốt lõi của tập đoàn sẽ dịch chuyển từ vai trò nhà sản xuất sang nhà cung cấp giải pháp và dịch vụ", ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch và Giám đốc điều hành tập đoàn SCG, cho biết.

Thời gian tới, ông Roongrote xác định Thái Lan, Việt Nam và Indonesia là 3 thị trường có tiềm năng tăng trưởng.

Sở hữu 21 công ty ở Việt Nam

SCG bắt đầu mở rộng hoạt động sang Việt Nam như một quốc gia chiến lược từ năm 1992. Có mặt gần 30 năm, tập đoàn xứ chùa vàng sở hữu danh sách 21 công ty thành viên đang hoạt động kinh doanh với hơn 8.500 nhân viên. Bằng chiến lược M&A, SCG nhanh chóng bành trướng, có những vụ mua bán với giá trị lên tới cả vài trăm triệu USD.

Một trong những thương vụ lớn nhất phải kế đến vụ thâu tóm Prime Group. Cụ thể, cuối tháng 12/2012, SCG mua 85% cổ phần Công ty Cổ phần Prime Group với giá khoảng 240 triệu USD (gần 5.000 tỷ đồng). Với 6 nhà máy sản xuất gạch ống năng suất 75 triệu m2 mỗi năm, Prime Group là nhà sản xuất gạch lát sàn lớn thứ 5 thế giới, và là nhà sản xuất vật liệu xây dựng hàng đầu Việt Nam (chiếm 20% thị phần).

gach-prime
Thâu tóm Prime Group là thương vụ đình đám nhất thị trường Việt Nam của SCG. Ảnh: Prime

Việc mua lại Prime Group được giới chuyên gia đánh giá không chỉ giúp SCG tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam, mà còn giúp tập đoàn này trở thành nhà sản xuất gạch lát sàn lớn nhất thế giới, với sản lượng kỷ lục là 225 triệu m2/năm.

Về sau, thông qua công ty con Nawaplastic Industries (Saraburi) Co., Ltd, SCG đã lần lượt tiến hành mua 20,4% cổ phần của Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP) và 23,84% cổ phần của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP). BMP và NTP được xem là đang chiếm đến 50% thị trường ống nhựa xây dựng tại Việt Nam.

Năm 2015, thông qua công ty con là Công ty nhựa TC Flexible Packaging (TCFP), SCG đã mua lại 80% cổ phần của Công ty Cổ phần Bao bì nhựa Tín Thành (Batico) với giá 44,4 triệu USD.Được biết, Batico thuộc top 5 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất bao bì, với công suất 230 triệu m2/năm.

batico
Bao bì Tín Thành thuộc top 5 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất bao bì, với công suất 230 triệu m2/năm. Ảnh: Batico

Đến năm 2017, SCG mua lại 100% vốn cổ phần Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng Việt Nam (VCM) tại miền Trung. Dây chuyền sản xuất của VCM có công suất 3,1 triệu tấn/năm tại miền Trung Việt Nam. Sau giao dịch, tổng công xuất xi măng của tập đoàn SCG trong khối ASEAN (không bao gồm Thái Lan) tăng lên 10,5 triệu tấn, cùng với 23 triệu tấn ở Thái Lan.

Thu hơn 13.000 tỷ đồng ở Việt Nam chỉ trong 6 tháng

Trong báo cáo tài chính năm 2019, doanh thu bán hàng quý IV của SCG thị trường Việt Nam đạt 7.425 tỷ đồng, tương đương 320 triệu USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2018. Tính cả năm 2019, doanh thu bán hàng tại Việt Nam đạt 29.516 tỷ đồng (1,271 tỷ USD).

Tiếp đà này, báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2020 của SCG cho thấy thị trường Việt Nam đang ngày càng đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp Thái. Trong quý III, doanh thu từ Việt Nam đã lên đến gần 6.639 tỷ đồng (286 triệu USD), tương đương 40% doanh thu tại khối ASEAN (trừ Thái Lan). Khoản doanh thu này cũng bằng khoảng 9% tổng số thu hợp nhất toàn tập đoàn này trong quý.

So với các quý trước đó, tỷ trọng doanh thu từ thị trường Việt Nam của SCG đã tăng đáng kể và cao hơn nhiều so với các nước ASEAN khác. Năm 2019, doanh thu nhóm doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ đóng góp khoảng 30% doanh số thị trường ASEAN (trừ Thái Lan) và 8-9% doanh thu hợp nhất.

Luỹ kế 9 tháng 2020, SCG đã thu gần 19.724 tỷ đồng (848 triệu USD) tại thị trường Việt Nam, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu từ ngành kinh doanh bao bì và xuất khẩu từ Thái Lan.

Báo cáo tài chính cũng nêu rõ, SCG tại Việt Nam đang sở hữu khối tài sản trị giá 97.342 tỷ đồng (4.196 triệu USD), tăng 59% so với cùng kì năm ngoái chủ yếu đến từ ngành hóa dầu. Trước đó, hồi tháng 5/2018, SCG đã mua trọn Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn. Đây là công ty đầu tư dự án Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu), dự kiến hoạt động thương mại từ đầu năm 2023 với công suất sản phẩm olefin đạt 1,6 triệu tấn/năm.

long-son
Dự ánTổ hợp Hóa dầu Long Sơn đã hoàn thành 55% hạng mục. Ảnh: PVC

Gần đây, khẩu vị của Tập đoàn Siam Cement bắt đầu hướng về mảng bao bì. Theo ông Kan Trakulhoon, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành, SCG tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh bao bì tại Việt Nam trong nhiều năm nay, do nhận thấy tiềm năng của thị trường này với tốc độ tăng trưởng ngành này ở Việt Nam dự báo đạt khoảng 6%.

Danh mục các công ty mà SCG nắm quyền kiểm soát tại Việt Nam trong ngành bao bì gồm Nhựa Bình Minh, Giấy Kraft Vina, Bao bì Tín Thành, Nhựa và Hóa chất TPC Vina, Vật liệu nhựa Minh Thái, Bao bì AP, Bao bì Alcamax, Bao bì Packamex… và sắp tới là Bao bì Biên Hoà.

TẤT ĐẠT
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement