Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sổ đỏ ghi tên đầy đủ thành viên gia đình: Không rắc rối như lầm tưởng

Quy hoạch

23/11/2017 02:04

Các cơ quan chức năng cho rằng, đó là một trong những giải pháp để loại bỏ tình trạng lừa đảo trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất và không rắc rối như nhiều người đang lầm tưởng.

Thông tin 'Từ 5/12, giấy đỏ ghi đầy đủ tên các thành viên trong gia đình' đang khiến nhiều người hiểu lầm là sổ nào cũng phải vậy nên rất hoang mang. Nhưng thực tế hoàn toàn khác.

Theo Thông tư số 33/2017 vừa được Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành để hướng dẫn thực hiện Nghị định số 01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai với việc sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 1 Điều 5 của Thông tư số 23/2014.

Theo đó, Thông tư 33/2017 có hiệu lực từ ngày 5/12/2017, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ ghi tên các thành viên trong gia đình cùng sử dụng đất.

Cụ thể, đối với hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” hoặc “Hộ gia đình, gồm bà” sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình, địa chỉ thường trú của hộ gia đình.

Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

Sổ đỏ sẽ ghi đầy đủ hơn để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất.

Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản với … sẽ ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất”.

Cũng theo Thông tư số 33, trường hợp chuyển quyền sử dụng đất mà phải cấp giấy chứng nhận cho bên nhận chuyển quyền thì ghi lần lượt hình thức nhận chuyển quyền như nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho, nhận góp vốn, trúng đấu giá, xử lý nợ thế chấp, giải quyết tranh chấp, do giải quyết khiếu nại tố cáo, thực hiện quyết định của Tòa án, thực hiện quyết định thi hành án…

Tiếp theo ghi nguồn gốc sử dụng đất như trên Giấy chứng nhận đã cấp lần đầu và được thể hiện theo quy định tại Thông tư này. Chẳng hạn, “Nhận chuyển nhượng đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất”…

Nếu nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích khác mà phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất thì ghi nguồn gốc sử dụng đất theo hình thức quy định, phù hợp với hình thức thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước sau khi được chuyển mục đích sử dụng đất.

Trường hợp công nhận quyền sử dụng đất đối với đất có nguồn gốc nhận chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp của người khác mà đất này thuộc chế độ giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì ghi “Công nhận quyền sử dụng đất như giao đất có thu tiền sử dụng đất”.

Theo Bộ Tài nguyên Môi trường, đó là một trong những giải pháp để loại bỏ tình trạng lừa đảo trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất và xóa bỏ tình trạng người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng có sự lằng nhằng do không được sự đồng ý của các thành viên trong hộ gia đình.

Việc ghi đầy đủ tên của những người trong gia đình không phải được áp dụng đối với tất cả trường hợp sử dụng đất mà chỉ dành cho đất của hộ gia đình. Việc cấp giấy đỏ cho đất của cá nhân vẫn thực hiện như trước giờ không phân biệt cá nhân đó có sống cùng với thân nhân hay không. Nếu nhà, đất của một người thì vẫn chỉ ghi tên một người, nếu của vợ chồng thì vẫn chỉ ghi tên của vợ chồng, tức không có gì thay đổi.

Còn thế nào là đất của hộ gia đình? Đó là:Đất mà những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất (theo khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013).

Như vậy là tới đây, đối với đất của hộ gia đình thì giấy đỏ sẽ ghi nhiều tên người trong hộ hơn, không chỉ có tên chủ hộ và tên vợ hoặc chồng của chủ hộ như trước giờ mà còn có thể có cả tên của cha, mẹ, các con… nếu họ là những người đồng sử dụng đất, đồng sở hữu nhà với chủ hộ.

Cách ghi đầy đủ tên như thế cũng phù hợp với cách ghi vẫn được làm lâu nay đối với các thửa đất có nhiều tổ chức, cá nhân… cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất, chẳng qua với các cá nhân thì có thể là người dưng, còn với hộ gia đình sử dụng đất thì là người thân của nhau. Thông qua đó, quyền lợi và nghĩa vụ của từng thành viên đối với diện tích đất thuộc quyền sử dụng, sở hữu chung sẽ rõ ràng, chặt chẽ hơn, đỡ phát sinh tranh chấp.

Ông Mai Văn Phấn, Phó cục trưởng Cục Đăng ký đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng, với những trường hợp Nhà nước giao đất cho các hộ gia đình không thu tiền như giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cho các thành viên trong hộ gia đình thì đó là tài sản chung của hộ gia đình.

Tuy nhiên, khi cấp sổ đỏ theo quy định trước đây thì chỉ ghi tên của chủ hộ gia đình trên sổ đỏ. Ví dụ như một gia đình có bốn người được giao đất sản xuất nông nghiệp, tức là cả bốn người đều có quyền sử dụng đất bình đẳng nhưng trên sổ đỏ ngày trước chỉ ghi tên mỗi chủ hộ, còn những người khác không có tên.

Việc này dẫn tới một thực tế là những người có quyền sử dụng đất đã được Nhà nước giao nhưng không được pháp luật công nhận có quyền trên sổ đỏ. Vì vậy, Luật Đất đai 2013 mới quy định thành viên nào trong hộ gia đình có quyền sử dụng đất cũng đều được ghi tên trên sổ đỏ để bảo đảm quyền cho các thành viên.

Liên quan đến việc này, thông tư 33 có đưa ra hai phương án cho người dân lựa chọn. Phương án thứ nhất, các thành viên trong hộ gia đình có thể cử một người đại diện đứng tên trên sổ đỏ. Với phương án này, trên sổ đỏ ghi tên người đại diện cho hộ gia đình chứ không phải ghi như trước kia là hộ ông hoặc hộ bà.

Việc ghi người đứng tên trên sổ đỏ là đại diện hộ gia đình nhằm ngăn ngừa trường hợp lợi dụng việc được ghi tên riêng trên sổ đỏ để tự ý chuyển nhượng, làm mất quyền lợi của các thành viên khác có chung quyền sử dụng đất.

Phương án thứ hai, nếu các thành viên có chung quyền sử dụng đất trong hộ gia đình đều muốn ghi tên trên sổ đỏ thì sẽ ghi tên tất cả trên sổ đỏ. Tuy nhiên, với phương án này Thông tư đã quy định cụ thể về cách thức thực hiện để không phát sinh thủ tục.

Ví dụ như ghi tên bốn thành viên trong gia đình trên sổ đỏ thì không phải cả bốn người đều phải cùng đi làm thủ tục, mà chỉ cần một người đi mang theo giấy tờ của những người khác là được.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement