Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sợ bị pha loãng cổ phiếu, cổ đông Công ty Văn hoá Phương Nam không đồng ý tăng vốn điều lệ

Doanh nghiệp

13/03/2018 18:19

Chỉ có 57,87% số cổ phần có quyền biểu quyết đồng ý tăng vốn, còn hơn 600.000 cổ phần của đại diện vốn nhà nước tại PNC bỏ phiếu trắng.

Hơn 600.000 cổ phần bỏ phiếu trắng

Sáng ngày 13/3, Công ty Cổ puần Văn hóa Phương Nam (PNC) đã tổ chức đại hội cổ đông thường niên. Tại đại hội, Hội đồng quản trị đã đọc các tờ trình xin ý kiến cổ đông về mục tiêu doanh thu năm 2018 dự kiến là 800 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2017, lợi nhuận trước thuế kỳ vọng 20 tỷ đồng.

PNC cũng xin ý kiến về phương án tăng vốn điều lệ của công ty. Cụ thể, PNC sẽ phát hành cổ phiếu bằng hình thức chào bán cổ phần, ưu tiên cổ đông hiện hữu. Dự kiến, PNC sẽ tăng vốn điều lệ từ mức 110,4 tỷ đồng hiện tại lên mức 300 tỷ đồng, tức gấp 2,7 lần.

Tuy nhiên, cổ đông của PNC đã không đồng ý với phương án tăng vốn mà Hội đồng quản trị đưa ra. Tỷ lệ biểu quyết thông qua phương án tăng vốn chỉ đạt 57,87% số cổ phần có quyền biểu quyết tại đại hội. Hơn 600.000 cổ phần của đại diện vốn nhà nước tại PNC bỏ phiếu trắng.

Nhiều ý kiến cổ đông không thông qua phương án tăng vốn bằng việc phát hành quyền mua với giá 10.000 đồng/cổ phần ưu tiên cho cổ đông hiện hữu cho rằng, tăng vốn điều lệ quá cao sẽ làm giảm phần trăm tỷ lệ cổ phần của họ nếu họ không mua thêm cổ phần phát hành. 

Cổ đông không cho tăng vốn, PNC sẽ rất đau đầu khi tìm dòng tiền trả nợ và phát triển kinh doanh.
Cổ đông không cho tăng vốn, PNC sẽ rất đau đầu khi tìm dòng tiền trả nợ và phát triển kinh doanh.

Tờ trình phương án tăng vốn của PNC không ghi rõ mục đích sử dụng vốn huy động nhưng tại đại hội, lãnh đạo PNC cho biết, nguồn vốn mới cần có để bù đắp lỗ lũy kế và phát triển kinh doanh. 

Như vậy, mục tiêu lớn nhất của đại hội cổ đông thường niên PNC đã không được thông qua. Ông Đặng Bá Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị của PNC cho biết, công ty bị áp lực cạnh tranh của thị trường bán lẻ ngày càng gia tăng, doanh thu băng đĩa vật chất truyền thống bị giảm do bị ảnh hưởng xu hướng nghe nhìn online của người tiêu dùng và sự phát triển của các kênh truyền hình các thể loại giải trí…

Lỗ lũy kế tăng mạnh do dự phòng giảm giá hàng tồn kho, xử lý các khoản chi phí dở dang đang treo lại từ lâu, xử lý nợ khó đòi, một số hoạt động kinh doanh bị lỗ. Hiện tại, PNC còn có khoản nợ vay 7 triệu USD, cổ đông công ty rất lo ngại vì rủi ro chênh lệch tỷ giá rất cao.

Ngập ngụa trong khó khăn

PNC trải qua năm 2017 với tình hình tài chính khó khăn khi vay nợ ngắn hạn ở mức 180 tỷ đồng, vượt quá tài sản ngắn hạn. Công ty ghi nhận lỗ tới 66 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là do các khoản dự phòng, xử lý các khoản chi phí dở dang treo lại từ lâu và một số hoạt động kinh doanh bị thua lỗ, chủ yếu là nhập khẩu phim.

Với lỗ lũy kế năm 2017 lên tới trên 100 tỷ đồng, phương án tăng vốn này được xem là cứu cánh của PNC. Trả lời câu hỏi của cổ đông sáng 13/3, lãnh đạo PNC cho biết sẽ sử dụng số vốn huy động thêm để hoàn trả các khoản nợ vay của công ty để đảm bảo khả năng tài chính trong thời gian sắp tới.

Còn trong năm 2018, công ty sẽ tập trung tái cơ cấu hoạt động bán lẻ, coi đây là hoạt động cốt lõi. Đồng thời, chuẩn hóa cấu trúc thương hiệu và hệ thống nhận diện thương hiệu.

Tuy nhiên trong cuộc họp đại hội cổ đông, phương án tăng vốn điều lệ này đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ phía cổ đông. Nhiều cổ đông thắc mắc khi không nhận được giải trình cụ thể về phương án sử dụng số vốn huy động thêm này và kế hoạch không được thông qua.

Có thể thấy, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ và lấy tiền trả nợ là cứu cánh duy nhất của PNC ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, cổ đông không đồng ý sẽ tiếp tục đẩy công ty vào cảnh ngập ngụa trong khó khăn.

Nhìn vào thực trạng của PNC hiện tại, sẽ rất đau đầu để lãnh đạo PNC đưa ra phương án khác để thoát khỏi tình cảnh khó khăn hiện tại. Đó là chưa kể năm 2018, PNC đặt mục tiêu tổng doanh thu thuần đạt 800 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2017. Lợi nhuận trước thuế dự kiến 20 tỷ đồng, trong khi năm 2017 lỗ 66,5 tỷ đồng.

Kết thúc năm 2017, tổng tài sản của PNC ở mức 514 tỷ đồng, giảm 2,4% so với đầu năm. Cơ cấu nợ phải trả trên tổng tài sản của công ty tăng từ 82% lên mức 94%.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement