Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sẽ sớm có các chỉ thị thúc đẩy xử lý nợ xấu

Ngân hàng

07/07/2017 06:29

Rất có thể trong tháng 7 này, Chính phủ và NHNN ban hành các văn bản pháp lý nhằm thúc đẩy hoạt động xử lý nợ xấu trên nền tảng Nghị quyết 42/2017 đã được Quốc hội thông qua.

Thông tin tại Hội nghị Câu lạc bộ pháp chế ngân hàng - Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (nhiệm kỳ 2017-2019) diễn ra ngày 7/7 tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, LS. Trương Thanh Đức, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng cho biết, đơn vị này đã nhận được dự thảo các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHNN về việc triển khai thi hành Nghị quyết số 42/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD.

Như vậy, rất có thể trong tháng 7 này, các văn bản pháp lý liên quan sẽ được Chính phủ và NHNN ban hành nhằm thúc đẩy hoạt động xử lý nợ xấu trên nền Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội.

Tại Hội nghị này, đại diện Vụ Pháp chế (NHNN) và các thành viên Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng - Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (bao gồm đại diện các đơn vị phụ trách pháp chế của hơn 30 NHTM và các tổ chức tín dụng khác) đã thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động áp dụng, triển khai Nghị quyết số 42/2017 trên thực tiễn.

Theo đó, các nội dung được các đại biểu tập trung thảo luận nhiều nhất là các nội dung liên quan đến: quyền thu giữ tài sản; trách nhiệm các bên trong chuyển nhượng tài sản thế chấp; trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức đơn vị ngoài ngành; nghĩa vụ nộp các loại thuế, phí phát sinh trong quá trình xử lý nợ xấu…

Đại diện các NHTM như ABBank, SHB, Sacombank… đều có chung quan điểm rằng theo Nghị quyết 42 mở ra cơ sở pháp lý cho phép các NHTM chủ động bán nợ cho các tổ chức, cá nhân, kể các các đơn vị không có chức năng kinh doanh mua bán nợ.

Tuy nhiên, các quy định bắt buộc về đăng ký giao dịch đảm bảo (Khoản 2, Điều 7); hoặc các quy định về trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, đơn vị ngoài ngành (công an, chính quyền địa phương – Khoản 5, Điều 7) là khá chung chung nên khó có thể thực hiện được trên thực tế.

Việc kiểm đếm, thu giữ tài sản khi xử lý nợ cũng rất khó khăn nếu yêu cầu bắt buộc UBND cấp xã, phường chứng kiến và ký vào biên bản thu giữ tài sản đảm bảo. Vì các cơ quan, đơn vị này có thể không hợp tác.

Đại diện Công ty quản lý nợ của các TCTD Việt Nam (VAMC) cũng nêu băn khoăn rằng, theo Khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết, tổ chức mua bán nợ xấu được phép thỏa thuận với TCTD bán nợ để mua nợ theo giá trị đã được tổ chức định giá độc lập xác định.

Quy định này, chưa rõ ràng nên không biết hiểu theo nghĩa là thêm quyền cho VAMC hay thắt chặt bắt buộc đơn vị phải thỏa thuận để mua theo giá trị đã được tổ chức định giá độc lập xác định. Vì các pháp lý khác (như Thông tư 19/2013 của NHNN, Nghị định 53/2013 của Chính phủ) thì việc thỏa thuận được coi như là một lựa chọn mở rộng quyền cho VAMC.

Mặc dù còn nhiều thảo luận, xoay quanh các nội dung quan trọng của Nghị quyết 42, tuy nhiên, ông Tạ Quang Đôn - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế NHNN cho rằng việc Quốc hội thông qua và ban hành văn bản này đã có thể xem là một bước đi quan trọng đối với vấn đề xử lý nợ xấu.

Đây cũng là lần đầu tiên vấn đề nợ xấu được đưa ra bàn bạc, thảo luận rất công khai, kỹ lưỡng trên diễn đàn Quốc hội và công bố trên các phương tiện truyền thông một cách minh bạch.

Cho rằng, đi vào chi tiết để áp dụng trên thực tiễn chắc chắn sẽ có nhưng tình huống gặp khó khăn, vướng mắc, nhưng theo ông Đôn, thời gian tới, khi các chỉ thị của Thủ tướng, Thống đốc NHNN và các hướng dẫn chi tiết được ban hành sẽ tháo gỡ dần những nút thắt.

Đặc biệt nếu theo đúng tiến độ, Luật sửa đổi Luật các TCTD được ban hành trong năm 2018 cũng sẽ hỗ trợ tích cực hơn cho quá trình xử lý nợ xấu.

THẠCH BÌNH (Thời báo ngân hàng)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement