Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sẽ có 131 ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại 3 đặc khu

Doanh nghiệp

04/04/2018 11:59

Sẽ có 131 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.

Sáng ngày 4/4, tại nhà Quốc hội đã diễn ra Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận một số nội dung Quốc hội sẽ thảo luận tại kỳ họp thứ 5. Các đại biểu đã cho ý kiến về dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN.

Trình bày báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết, sau khi rà soát, dự thảo Danh mục ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện tại 3 đặc khu trên gồm 131 ngành, nghề; tăng 23 ngành, nghề so với Danh mục Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4.

Tuy nhiên, theo các đại biểu, việc thu hút đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực nào cũng cần tính toán kỹ, để đảm bảo đầu tư có hiệu quả, vì liên quan chặt chẽ đến cơ chế ưu đãi để thu hút đầu tư, kinh doanh.

Đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) cho rằng, khi ưu đãi để thu hút đầu tư cần tính đến ngành nghề mà địa phương đang phát triển, xem xét thu hút đầu tư thêm có lãng phí không. Chẳng hạn với cảng biển, hiện đang có cảng Thị Vải - Cái Mép, bây giờ tiếp tục ưu đãi để phát triển cảng biển nữa thì tính toán thế nào, vì thực tế nhu cầu chỉ có mức độ, “đã vào bên này thì không vào bên kia nữa”.

"Ưu đãi trong thu hút đầu tư thì không phải ưu đãi về thuế là vấn đề chính yếu, mà đầu tiên phải là ổn định môi trường kinh doanh, rồi đến chính sách để tạo niềm tin cho nhà đầu tư, thu hút nguồn nhân lực, công khai minh bạch không có chi phí “bôi trơn”", đại biểu Hoàng Quang Hàm nhấn mạnh. 

Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ Hoàng Quang Hàm. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ Hoàng Quang Hàm. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN.

Tại kỳ họp thứ 4, khi cho ý kiến về dự án Luật, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng đã khẳng định, không ưu đãi dàn trải để thu hút đầu tư, mà sẽ tập trung những lĩnh vực trọng điểm.

Về ngân sách đặc khu, Điều 39 dự thảo luật được chỉnh lý quy định rõ ngân sách đặc khu thuộc hệ thống ngân sách nhà nước, tương đương ngân sách cấp huyện, thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước và Luật này. Tuy nhiên, theo các đại biểu, quy định "tương đương ngân sách cấp huyện" sẽ khó triển khai.

Bởi theo dự thảo, nhiệm vụ thu chi giao cho HĐND và UBND cấp tỉnh, nhưng quyết định định mức tiêu chuẩn chi thì lại là thẩm quyền của đặc khu. Như thế, "tức là 1 ông quyết định về nguồn, 1 ông quyết định tiêu thế nào, thì không thể khớp được bài toán này”, không đảm bảo được quyền trong cân đối ngân sách tỉnh và ngân sách đặc khu.

Về quy định cơ quan chuyên môn của đặc khu, theo dự thảo là không quá 7 cơ quan. Nhưng theo các đại biểu, việc quy định này chưa cụ thể, không thuyết minh được vì sao lại là 7, và cũng chưa quy định khung đó là cơ quan nào. 

Theo đại biểu Hoàng Quang Hàm, có những nhiệm vụ bao trùm từ Thủ tướng đến các bộ ngành; có nhiệm vụ của tỉnh, huyện, xã. Nhìn sơ lược, ngay ở cấp tỉnh thì có 18 - 19 cơ quan, cấp huyện có hơn một chục cấp phòng và đều có chuyên môn sâu tham mưu. Quy mô, thẩm quyền của UBND và chủ tịch đặc khu rất lớn, do đó cần có quy định khung, lắp ghép cơ quan tham mưu nào vào cơ quan nào. 

Hơn nữa, "hiện nay, đặc khu chỉ tương tương cơ quan cấp huyện mà quyết định cả những vấn đề liên quan đến thẩm quyền của Chính phủ, thì năng lực quản lý và các vấn đề khác sẽ không ổn, do đó cần có quy định cứng hoặc giao cho Chính phủ quy định", đại biểu Hoàng Quang Hàm đề xuất.

XUÂN PHONG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement