Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sẽ 'cấm cửa' heo không truy xuất được nguồn gốc

Sau năm tháng triển khai thí điểm, từ ngày 31-7 TP.HCM sẽ chính thức áp dụng đề án truy xuất nguồn gốc thịt heo trên toàn địa bàn, heo không đeo vòng sẽ không vào chợ đầu mối.

Đó là thông tin được UBND TP.HCM công bố tại hội nghị sơ kết 6 tháng thực hiện đề án quản lý, nhận diện, truy xuất nguồn gốc thịt heo và công bố triển khai kế hoạch truy xuất nguồn gốc thịt và trứng gia cầm được tổ chức sáng 30-6.

Theo đó, từ ngày 1-9 TP cũng sẽ triển khai đề án quản lý, nhận diện và truy xuất đối với thịt gia cầm và trứng.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Hòa - phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, phó ban quản lý đề án này - cho biết sau năm tháng triển khai thí điểm tại hai chợ đầu mối Hóc Môn và Bình Điền (Q.8), các tiểu thương đã quen với việc kinh doanh thịt heo có truy xuất nguồn gốc.

Do vậy, từ ngày 31-7 TP.HCM chính thức kiểm soát nguồn heo và thịt heo cung ứng cho toàn thị trường TP, những lô heo nào không truy xuất được sẽ không được vào chợ.

“Mốc 31-7 tới TP.HCM quyết sẽ làm “căng”, không du di như trước” - ông Hòa khẳng định. Ngoài ra, theo ông Phạm Thành Kiên - giám đốc Sở Công thương TP.HCM, TP sẽ nghiên cứu việc truy xuất đối với thịt nhập để tạo sân chơi công bằng, nhưng cần thêm thời gian để xây dựng chương trình.

“Trước hết, chúng ta phải chủ động làm mới mình, có như thế ngành thịt trong nước mới lấy lại niềm tin nơi người tiêu dùng, tiếp đến là cạnh tranh với thịt nhập và xuất khẩu” - ông Kiên nói.

Cũng theo ông Hòa, ngày 1-9 TP.HCM sẽ chính thức kiểm soát nguồn thịt gia cầm và trứng gia cầm cung ứng cho thị trường TP sau hai tháng công bố kế hoạch (từ ngày 1-7). Theo đó, sản phẩm thịt và trứng gia cầm phải truy xuất được nguồn gốc mới bày bán tại địa bàn TP.

Thông tin về con gà từ 1 ngày tuổi đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng với các thông tin trang trại, thời gian chăn nuôi, xuất chuồng, thức ăn, đơn vị giết mổ, phân phối, các chủng loại thuốc tiêm phòng cho gà... đều được kiểm soát.

“Chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh kiểm tra tem dán trên sản phẩm thịt gia cầm và vỉ trứng, người tiêu dùng sẽ có đầy đủ thông tin về nguồn sản phẩm” - ông Hòa nói thêm.

Theo ông Hòa, so với heo, việc quản lý và truy xuất nguồn gốc thịt gia cầm và trứng gia cầm thuận lợi hơn nhờ nuôi và giết mổ tập trung.

“Không cần đeo vòng từng con như heo, mà sẽ chỉ đeo số ít vòng niêm phong và dán tem cho từng lô thịt, trứng gia cầm, chi phí thấp hơn rất nhiều” - ông Hòa khẳng định.

Nhiều đơn vị tham gia đề án

Theo thông tin tại hội nghị, đến nay TP đã nhận được đăng ký tham gia đề án của 1.280 cơ sở chăn nuôi tại 15 tỉnh thành, 25 cơ sở giết mổ, 786 cơ sở kinh doanh thuộc hệ thống hiện đại và 146 cơ sở tại chợ lẻ.

Ngoài ra, đến nay có hơn 1.749 điểm bán thịt gia cầm, trứng gia cầm đăng ký tham gia đề án.

Để tăng số điểm bán có truy xuất nguồn gốc, TP đã triển khai 52 cơ sở kinh doanh cho các hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi ở nhiều tỉnh thành ngoài TP.HCM.

Nên đa dạng phương pháp truy xuất nguồn gốc

Theo ông Phạm Văn Bông - phó giám đốc Sở NN&PTNT Bình Dương, do giá heo khá thấp, người nuôi đang lỗ nên dù được hỗ trợ 50% chi phí (còn 3.000 đồng/vòng đeo truy xuất/con), nhiều người chăn nuôi vẫn ngại tham gia.

Do đó, ông Bông đề nghị TP.HCM nên nghiên cứu hỗ trợ hoặc giảm thêm giá thành, cũng như hỗ trợ thêm máy quét chuyên dụng để thực hiện công tác quét và truy xuất thông tin, đa dạng các phương pháp khác thay vì chỉ đeo vòng với tỉ lệ thành công không cao.

NGUYỄN TRÍ (Tuổi Trẻ)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement