Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sau Tết, Tây Nguyên tập trung chăm sóc cà phê

Doanh nghiệp

22/02/2018 08:33

Ngoài việc tưới dí, tưới phun mưa bằng béc, các tỉnh Tây Nguyên còn khuyến khích các nông hộ, doanh nghiệp tưới nước cho cà phê vối bằng cách tưới tiết kiệm.

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên đồng loạt ra quân tưới nước, chăm sóc để cà phê bung hoa, đậu quả, cho năng suất cao và phấn đấu đạt sản lượng cà phê nhân từ 1,35 triệu tấn trở lên trong niên vụ niên vụ 2018-2019.

Tại một số vùng của các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai, Đắk Lắk do kết thúc mưa muộn nên các nông hộ, doanh nghiệp đã để diện tích cà phê sau thu hoạch khô hạn hơn một tháng nhằm tạo điều kiện cho cây phân hóa mầm hoa đầy đủ mới triển khai tưới nước. 

Hiện nay, ngoài việc tưới dí (tưới vào từng gốc cà phê), tưới phun mưa bằng béc, các tỉnh Tây Nguyên còn khuyến khích các nông hộ, doanh nghiệp tưới nước cho cà phê vối bằng hình thức tưới tiết kiệm (tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa quanh gốc). 

Tây Nguyên đang chuẩn bị bước vào mùa nắng nên các hộ dân đồng loạt ra quân tưới nước.
Tây Nguyên đang chuẩn bị bước vào mùa nắng nên các hộ dân đồng loạt ra quân tưới nước.

Với lượng nước mỗi lần tưới cho một gốc chỉ có 400 đến 450 lít (tiết kiệm từ 200 đến 300 lít/lần tưới/gốc) để không những tiết kiệm tài nguyên nguồn nước mà còn giảm được chi phí đầu tư, nhưng năng suất cà phê vẫn đạt từ 3 tấn cà phê nhân trở lên cho một ha. 

Các nông hộ, doanh nghiệp cũng đã tổ chức tỉa cành chân vịt, cành tổ quạ sâu bệnh, còi cọc, vô hiệu mọc trong tán sát mặt đất, cành thứ cấp quá dày vượt trên tán, cành khô…nhằm tạo bộ tán cân đối, hợp lý tập trung dinh dưỡng nuôi quả, cho năng suất cao. 

Các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê ở các tỉnh Tây nguyên còn tăng cường kiểm tra sâu bệnh hại, nhất là bệnh gỉ sắt, đốm mắt cua, rệp sáp, bọ xít thường xuất hiện gây hại cho cà phê trong mùa khô để có biện pháp xử lý kịp thời, không để lây lan. 

Đắk Lắk là địa phương vùng trọng điểm cà phê của cả nước, với diện tích trên 203.000 ha, trong đó có 193.000 ha cà phê kinh doanh. Cùng đó, các nông hộ, doanh nghiệp cũng ra quân chăm sóc cà phê, chủ yếu là làm vệ sinh đồng ruộng, tỉa cành cho cây cà phê để phấn đấu niên vụ 2018-2019 đạt sản lượng từ 450.000 tấn cà phê nhân trở lên. 

Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên có tổng diện tích cà phê trên 582.200ha. Trong đó, diện tích cà phê kinh doanh cho thu hoạch 548.533ha, diện tích còn lại là cà phê kiến thiết cơ bản.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement