27/09/2020 13:20
Sau Huawei, nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc vào tầm ngắm danh sách đen của Mỹ
Mỹ đã chính thức áp đặt hạn chế xuất khẩu đối với hãng sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc SMIC sau khi kết luận có “rủi ro không thể chấp nhận”, rằng các thiết bị cung cấp cho SMIC sẽ được dùng với mục đích quân sự.
Theo Reuters, các nhà cung cấp các thiết bị cho SMIC sẽ phải nộp đơn xin giấy phép riêng biệt, theo công văn của Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm 26/9.
Động thái mới nhất đánh dấu sự thay đổi trong chính sách của Mỹ so với đầu năm nay, SMIC đã trở thành công ty công nghệ lớn thứ hai của Trung Quốc phải đối mặt với lệnh cấm sau hãng Huawei.
Việc tiếp cận của SMIC đối với các loại chip cao cấp đã bị chặn lại vì bị cho vào “danh sách thực thể” của Mỹ.
SMIC nói rằng họ chưa nhận được bất kỳ thông báo chính thức nào về các hạn chế và cho biết họ không có quan hệ với quân đội Trung Quốc. "SMIC nhắc lại rằng họ sản xuất chất bán dẫn và cung cấp các dịch vụ chỉ dành cho người dùng là dân sự và thương mại và mục đích sử dụng cuối cùng", SMIC cho biết. "Công ty không có mối quan hệ với quân đội Trung Quốc và không sản xuất cho bất kỳ người dùng cuối hoặc mục đích quân sự nào."
Một nhân viên an ninh đứng bên ngoài tòa nhà của Tập đoàn Quốc tế Sản xuất Chất bán dẫn (SMIC) trong lễ khai trương tại Thượng Hải ngày 22/11/2001. Ảnh Reuters. |
SMIC là công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc mới nhất phải đối mặt với các hạn chế thương mại của Mỹ liên quan đến các vấn đề an ninh quốc gia hoặc các nỗ lực chính sách đối ngoại của Mỹ.
Theo Reteurs, hiện tại, danh sách đen của Mỹ điểm mặt hơn 275 cái tên công ty có trụ sở tại Trung Quốc.
Giới chức Washington mới đây vừa tuyên bố sẽ thắt chặt hơn các hạn chế đối với tập đoàn Huawei nhằm ngăn cản hãng viễn thông truy cập vào chip thương mại.
Một trong các hạn chế đó là ngăn Huawei mua chất bán dẫn mà không có giấy phép đặc biệt và SMIC là một trong những nhà cung cấp cho Huawei.
Khi căng thẳng giữa hai nước gia tăng, các quan chức Mỹ thúc giục các chính quyền khác trên thế giới sớm đặt ra các hạn chế đối với Huawei vì họ cho rằng công ty công nghệ này làm gián điệp, cung cấp dữ liệu cho chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, lâu nay Huawei vẫn bác bỏ cáo buộc trên.
“Có rất nhiều thông tin về hành động của chính quyền Trump liên quan đến TikTok, nhưng hành động quan trọng hơn - từ quan điểm kinh tế toàn cầu và điều đó sẽ có tác động đáng kể thông qua chuỗi cung ứng toàn cầu - là những hạn chế ngày càng tăng đối với SMIC và các nhà vô địch quốc gia Trung Quốc khác như Huawei, ”Nicholas Klein, một luật sư Washington chuyên về thương mại quốc tế cho biết. Ông cho biết những hành động này có nhiều khả năng gây ra phản ứng trả đũa từ Bắc Kinh.
Mỹ đã chuyển sang lệnh cấm ứng dụng video ngắn nổi tiếng TikTok, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia xuất phát từ quyền sở hữu của Trung Quốc.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp