Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sau COVID-19, Trung Quốc đặt mục tiêu phát triển kinh tế 'tự cung tự cấp'

Trung Quốc lên kế hoạch kinh tế mới với mục tiêu phát triển "tự cung tự cấp" sau một năm khó khăn do COVID-19 và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.

Trung Quốc được xem là nhà sản xuất lớn nhất thế giới về sản lượng và được mệnh danh là “công xưởng của thế giới” ngay sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001.

Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc lập tức trở thành địa điểm lý tưởng của các nhà đầu tư trên khắp thế giới do có nguồn lao động trẻ, rẻ cũng như của chính quyền nước này trong việc mở cửa nền kinh tế và giảm thuế quan.

PMI đo lường "sức khỏe" kinh tế Trung Quốc

Có 2 chỉ số quản lý mua hàng (PMI) ở Trung Quốc, cái được xem như là thước đo về "sức khỏe" của nền kinh tế cũng như  tâm lý thị trường.

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), chỉ số PMI chính phủ phần lớn đo lường tâm lý giữa các công ty lớn của nước ngoài so với các công ty thuộc sở hữu của nhà nước.

Trong khi đó chỉ số PMI do tạp chí Markit công bố, họ chủ yếu đo lường tâm lý giữa các công ty tư nhân nhỏ hơn. 

Các chỉ số được tổng hợp từ các cuộc khảo sát chủ sở hữu doanh nghiệp và nhà quản lý chuỗi cung ứng nhằm đánh giá những thay đổi trong sản xuất, đơn đặt hàng mới, việc làm và thời gian giao hàng, cùng các số liệu khác.

Chỉ số PMI đo lường mức độ sản xuất của các doanh nghiệp tại Trung Quốc.
Chỉ số PMI đo lường mức độ sản xuất của các doanh nghiệp tại Trung Quốc.

Cả 2 chỉ số PMI này thường được phát hành vào đầu mỗi tháng. Đóng vai trò là thước đo "sức khỏe" của các ngành/lĩnh vực được khảo sát từng tháng. 

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết, chỉ số PMI chính phủ trong lĩnh vực chế tạo của nước này đạt 52,1 điểm trong tháng 11, cao nhất trong hơn 3 năm qua và thậm chí tốt hơn nhiều so với mức 51,5 điểm được các nhà kinh tế dự báo, theo Reuters.

Trong tháng 10, chỉ số PMI lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc đạt 51,4 điểm. Ngành/lĩnh vực đạt chỉ số PMI trên 50 điểm cho thấy dấu hiệu tăng trưởng, ngược lại chỉ số này dưới 50 điểm là dấu hiệu của sự suy giảm.

Cũng trong tháng 11, chỉ số PMI do tạp chí Markit công bố đã tăng lên 54,9 điểm, từ mức 53,6 vào tháng 10. Đây là mức cải thiện mạnh mẽ nhất kể từ tháng 11/2010.

Tự chủ công nghệ bán dẫn và hàng hóa giá trị cao

Việc các nhà đầu tư chuyển các cơ sở kinh doanh ra khỏi Trung Quốc bắt đầu từ trước khi chiến tranh thương mại của Mỹ và đại dịch COVID-19 xảy ra. Các công ty, đặc biệt là những công ty trong các ngành sử dụng lao động có lợi nhuận thấp dần chuyển đến các nước Đông Nam Á như Việt Nam do chi phí tiền lương, đất đai và thuế ở Trung Quốc tăng cao. Hơn nữa, phần lớn ngành công nghiệp quần áo và giày dép đã rời Trung Quốc để đến các địa điểm rẻ hơn như Bangladesh.

Với sức ép từ Mỹ, Trung Quốc đại lục quyết định tự chủ công nghệ bán dẫn. Ảnh: CDN.
Với sức ép từ Mỹ, Trung Quốc đại lục quyết định tự chủ công nghệ bán dẫn. Ảnh: CDN.

Theo tờ China Macro Economy, nhiều công nhân nhập cư bị sa thải tại Trung Quốc trong các ngành thâm dụng lao động cũng đã chuyển sang lĩnh vực dịch vụ vốn đang phát triển mạnh của nước này. Song, xu hướng này lại càng tăng nhanh do ảnh hưởng của COVID-19.

Hiện tại, sản lượng xuất khẩu của Trung Quốc đang tăng trưởng do được thúc đẩy bởi các ngành thuộc lĩnh vực gia công, lắp ráp linh kiện sản xuất cho các nước khác.

Tuy nhiên, Trung Quốc đang ngày càng chứng tỏ mình bằng việc sản xuất nhiều linh kiện và hàng hóa giá trị cao của riêng mình, cụ thể là các ngành thương mại công nghiệp chế tạo như lắp ráp điện thoại thông minh. Theo đó, Việt Nam và Ấn Độ là 2 quốc gia có triển vọng để các công ty Trung Quốc đặt nền móng đầu tư và phát triển.

Đạt 70% khả năng "tự cung tự cấp" từ kế hoạch "Made in China 2025"

Trong thập kỷ qua, chính phủ Trung Quốc đã công bố một kế hoạch đầy tham vọng trong lĩnh vực phát triển các ngành công nghệ chiến lược mang tên “Made in China 2025”. Theo văn kiện mới do 4 Bộ cùng ban hành, Trung Quốc sẽ tạo ra ít nhất 10 cơ sở công nghiệp chiến lược có tầm ảnh hưởng toàn cầu, 100 cụm công nghiệp và 1.000 khu công nghiệp sinh thái với những lợi thế cạnh tranh riêng.

Thúc đẩy công nghiệp chế tạo là một trong những mục tiêu trọng tâm của kế hoạch “Made in China 2025”. Ảnh: TTXVN.
Thúc đẩy công nghiệp chế tạo là một trong những mục tiêu trọng tâm của kế hoạch “Made in China 2025”. Ảnh: TTXVN.

Theo chương trình này, đến năm 2025, Trung Quốc phải đạt 70% “tự cung tự cấp” trong những thiết bị và nguyên liệu chính cho công nghệ cao, bao gồm sản xuất chip, thiết bị 5G, robot công nghiệp, vật liệu sinh học, vaccine. Văn kiện này đã gây ra làn sóng chỉ trích từ các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ.

Washington đã gọi kế hoạch này là một chiến lược bành trướng toàn cầu của Trung Quốc nhằm đạt được vị trí dẫn đầu về công nghệ cao, giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu.

Nâng cấp 20 nền tảng sản xuất chất lượng cao

Một nghiên cứu của Đại học Renmin của Trung Quốc vào tháng 7/2019 cho biết, sẽ mất hơn 35 năm để đạt được mục tiêu của chính phủ, trong đó các ngành công nghiệp mới chiếm 30% tổng sản phẩm quốc nội.

Nghiên cứu cũng cho thấy, việc sử dụng quá nhiều trợ cấp công nghiệp cũng như vấn đề không đảm bảo về các tiêu chuẩn chống ô nhiễm và việc chính phủ không có khả năng giúp các doanh nghiệp tư nhân nhỏ đối phó với những khó khăn trong hoạt động ngắn hạn, đã cản trở quá trình đổi mới cần thiết nâng cấp cơ sở sản xuất của quốc gia.

Vào tháng 11 năm 2019, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc đã công bố hướng dẫn về việc thúc đẩy nâng cấp hệ thống sản xuất rộng lớn của đất nước.

Trung Quốc hướng tới nâng cấp nền tảng sản xuất cho các doanh nghiệp trong nước. Ảnh: CND.
Trung Quốc hướng tới nâng cấp nền tảng sản xuất cho các doanh nghiệp trong nước. Ảnh: CND.

Theo kế hoạch, khoảng 20 “nền tảng sản xuất dùng chung với khả năng đổi mới mạnh mẽ và ảnh hưởng lớn đến ngành” sẽ được xây dựng vào năm 2022 và sau đó trở thành “động lực chính cho tăng trưởng chất lượng cao” vào năm 2025. Mặc dù không nêu rõ các nền tảng cũng như không nêu tên bất kỳ ứng viên tiềm năng nào, nhưng kế hoạch này đã chỉ rõ rằng kế hoạch liên quan đến việc chia sẻ các cơ sở sản xuất, công cụ và thiết bị cũng như các nguồn lực trí tuệ như khả năng thiết kế và phát triển sản phẩm.

Các dịch vụ liên quan đến sản xuất như không gian lưu trữ và hậu cần cũng có thể được chia sẻ, hướng dẫn cho biết. Người ta hy vọng rằng kế hoạch sẽ thúc đẩy phân bổ nguồn lực, nâng cao hiệu quả và cắt giảm công suất nhàn rỗi giữa các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ.

Chiến lược lưu thông kép 

Cái gọi là chiến lược lưu thông kép liên quan đến việc dựa nhiều hơn vào tiêu dùng nội địa với 1,4 tỷ người tiêu dùng và sự đổi mới tự trong nước. Qua đó sẽ hỗ trợ tăng trưởng trong tương lai nhằm đối phó với thế giới bên ngoài ngày càng bất ổn và thù địch.

Nó có nghĩa là hệ thống sản xuất của Trung Quốc sẽ được thay đổi vị trí để tập trung nhiều hơn vào nhu cầu trong nước - lưu thông nội bộ - thay vì ra nước ngoài.

Sau những thay đổi do COVID-19 tác động, Trung Quốc tập trung đẩy mạnh chiến lược kinh doanh nội địa. Ảnh: CDN.
Sau những thay đổi do COVID-19 tác động, Trung Quốc tập trung đẩy mạnh chiến lược kinh doanh nội địa. Ảnh: CDN.

Tuy nhiên, chiến lược vẫn kêu gọi sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao hoặc lưu thông ra bên ngoài.

Bắc Kinh cũng sẽ thúc đẩy sự tự chủ về công nghệ, cung cấp các động lực để xây dựng sự phát triển trong nước và sản xuất chất bán dẫn cũng như các công nghệ tiên tiến khác. Đặc biệt là trong các lĩnh vực đã và có thể là mục tiêu của các lệnh trừng phạt của Washington.

Triển vọng nào cho lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc?

Theo các nhà phân tích, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra có thể sẽ định hình lại hoạt động sản xuất theo hướng có thể dẫn đến việc thay đổi địa điểm sản xuất trong tương lai. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc đẩy sự tách biệt giữa nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc, tuyên bố sẽ thưởng cho các công ty chuyển hoạt động ra khỏi Trung Quốc và quay trở lại Mỹ.

"Chúng tôi sẽ đưa Mỹ trở thành siêu cường quốc sản xuất của thế giới và sẽ chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Quốc mãi mãi", Trump từng khẳng định.

Trung Quốc sẵn sàng thương chiến với Mỹ. Ảnh: BBC.
Trung Quốc sẵn sàng thương chiến với Mỹ. Ảnh: BBC.

Tuy nhiên, thực tế lại đi ngược so với những gì ông Trump nói. Theo khảo sát các công ty thành viên của Mỹ tại Thượng Hải hàng năm được công bố vào tháng 9, ngay cả khi chính quyền TT Trump đang thúc đẩy chia tách hai nền kinh tế lớn nhất thế giới thì có đến 92,1% công ty không có kế hoạch rời Trung Quốc, chỉ 5,1% các công ty có doanh thu toàn cầu lớn hơn 500 triệu USD mới lên kế hoạch rời khỏi đất nước này.

Trung Quốc dự kiến ​​sẽ là nhóm 20 quốc gia duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng tích cực vào năm 2020. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo, GDP của Trung Quốc sẽ tăng 1,9% vào năm 2020 và 8,2% vào năm tới.

Ông Julian Evans-Pritchard, nhà kinh tế cấp cao về Trung Quốc tại Capital Economics, nhận xét về dữ liệu PMI chính thức cho tháng 11: “Sự phục hồi về mức chi tiêu hộ gia đình là bước phát triển đáng kể nhất gần đây. Chúng tôi kỳ vọng điều này sẽ tiếp tục diễn ra khi thị trường lao động thắt chặt và tâm lý người tiêu dùng được cải thiện".

Ngành sản xuất của Trung Quốc đang phục hồi ấn tượng. Ảnh: CNN.
Ngành sản xuất của Trung Quốc đang phục hồi ấn tượng. Ảnh: CNN.

"Điều đó sẽ hỗ trợ thêm cho sự phục hồi trong các hoạt động dịch vụ. Nó cũng sẽ thúc đẩy sản xuất, vốn sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ chính sách tài khóa hỗ trợ và nhu cầu nước ngoài mạnh mẽ", ông  Julian Evans-Pritchard nói thêm.

COVID-19 tác động mạnh đến lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc

COVID-19 khiến các nhà máy phải đối mặt với hàng loạt vấn đề phát sinh do nhiều công nhân không thể trở lại làm việc vì các hạn chế đi lại liên quan đến đại dịch. Hậu quả là PMI chính phủ của Trung Quốc vào tháng 2/2020 đã giảm xuống 35,7 điểm trong khi trước đó vào tháng 1/2020 PMI đang ở mức 50 điểm. Con số này còn thấp hơn cùng kỳ năm 2008 là 38,8 điểm, cho thấy hoạt động của ngành sản xuất Trung Quốc đang giảm mạnh do đại dịch.

Chỉ số PMI do tạp chí Markit trong tháng 2/2020 đã giảm từ xuống 51,1 xuống 40,3. Chỉ số này thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của thị trường trước đó là 46 điểm và nó đánh dấu kỷ lục thấp nhất kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu vào tháng 4/2004. Thậm chí, PMI do Markit công bố còn thấp hơn con số 40,9 vào tháng 11/2008.

Tuy nhiên, đến tháng 3/2020, ngành sản xuất của Trung Quốc đã phục hồi trở lại mạnh mẽ, ghi nhận chỉ số PMI chính phủ phục hồi về mức 52,0. Riêng chỉ số PMI sản xuất Markit đến tháng 11/2020 tăng mạnh từ mức 53,6 vào tháng 10 lên mức lên 54,9. Đây được xem là mức cải thiện điều kiện mạnh mẽ nhất kể từ tháng 11/2010, và là mức cải thiện hàng tháng thứ 7 liên tiếp về sức khỏe của ngành. Chỉ số PMI sản xuất chính phủ cũng tăng lên 52,1 trong tháng 11 từ 51,4 trong tháng 10, mức cao nhất kể từ 52,4 vào tháng 9/2017.

Chuỗi cung ứng toàn cầu cũng bị gián đoạn do sự bùng phát của COVID-19, đặc biệt là đối với hàng hóa quan trọng như vật tư y tế và thuốc men. Theo Tianyancha - một trang web thông tin đăng ký công ty, trong 5 tháng đầu năm, có 70.802 công ty mới đã đăng ký sản xuất hoặc kinh doanh khẩu trang ở Trung Quốc - tăng 1.256% so với một năm trước đó. Đồng thời, có 7.296 công ty mới đã đăng ký sản xuất hoặc kinh doanh vải dệt thoi, một thành phần quan trọng trong sản xuất khẩu trang, dẫn đến số lượng đăng ký tăng 2.277% so với một năm trước đó.

Xu hướng này diễn ra không được bao lâu, một số nhà đầu tư đã xảy ra mâu thuẫn dẫn đến tranh cãi gây gắt buộc các nhà máy sản xuất vải dệt thoi và vải không dệt phải đóng cửa.

XUYẾN KIM
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement