Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sắp hết năm nhưng hàng loạt công ty chưa tổ chức đại hội cổ đông 2017

Chứng khoán

15/12/2017 08:08

Tất cả những công ty chưa tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2017 là những doanh nghiệp đang có đấu đá nội bộ, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ…

Theo quy định, đại hội cổ đông thường niên phải được tổ chức trong vòng 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Nếu doanh nghiệp muốn gia hạn thì thời hạn tổ chức không quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn đó nhiều doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán chưa tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2017.

Cái tên đình đám nhất trong danh sách những công ty chưa tổ chức đại hội cổ đôn thường niên là Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX). Dự kiến hôm nay 15/12, PVX sẽ tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2017. Trước đó, PVX có đến 3 lần công bố tổ chức đại hội vào tháng 3, 4 và 6 nhưng đều bị hủy vì lý do chưa hoàn thành việc chuẩn bị tài liệu.

Dự kiến ở đại hội cổ đông được tổ chức ngày hôm nay, PVX sẽ trình cổ đông kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017 với doanh thu dự kiến chỉ đạt 7.400 tỉ đồng, giảm hơn 34% so với mức thực hiện năm 2016 là 11.284 tỉ đồng. Do áp lực chi phí cao nên lợi nhuận dự kiến chỉ còn 40 tỉ đồng, giảm hơn 56%.

Tranh chấp cổ phần, làm ăn thua lỗ, cổ phiếu bị cảnh báo là những nguyên nhân khiến nhiều công ty niêm yết chưa tổ chức đại hội cổ đông.
Tranh chấp cổ phần, làm ăn thua lỗ, cổ phiếu bị cảnh báo là những nguyên nhân khiến nhiều công ty niêm yết chưa tổ chức đại hội cổ đông.

Báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2017 cho thấy, PVX đang bị lỗ ròng hơn 32 tỉ đồng, trái ngược với khoản lợi nhuận 269 tỉ đồng ở cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động kinh doanh chính của PVX ghi nhận doanh thu sụt giảm tới 66%, chỉ còn 780 tỷ đồng. Hoạt động tài chính âm gần 26 tỉ đồng, kết quả kinh doanh của công ty liên doanh cũng chịu lỗ hơn 8 tỉ đồng.

Không chỉ kinh doanh thua lộ, xoay quanh PVX suốt một năm vừa qua còn là việc khởi tố một số lãnh đạo và nguyên lãnh đạo liên quan đến vụ án Tham ô tài sản xảy ra tại chính PVX. Hồi cuối tháng 9, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Nguyễn Anh Minh, Tổng giám đốc PVX.

Ngoài ông Minh, Cơ quan An ninh điều tra còn khởi tố ông Bùi Mạnh Hiển, Chánh văn phòng PVX và ông Nguyễn Đức Hưng, nguyên Trưởng phòng Tài chính kế toán Ban điều hành Dự án Vũng Áng-Quảng Trạch thuộc Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam.

Cả 3 người này cùng bị khởi tố về hành vi tham ô tài sản. Trong đó, ông Nguyễn Đức Hưng và Bùi Mạnh Hiển bị bắt tạm giam, riêng ông Nguyễn Anh Minh được tại ngoại.

Chốt phiên giao dịch ngày 14/12, cổ phiếu PVX của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam đang đứng ở mức 2.400 đồng/cổ phiếu. PVX bị đưa vào diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 2016 và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2016 trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2016 là con số âm.

Một doanh nghiệp cùng họ dầu khí khác nữa là Công ty Cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông (PDC) cũng chưa tổ chức đại hội. Năm 2016, đại hội cổ đông thường niên PDC cũng được thông báo triệu tập vào cuối tháng 11. Tuy nhiên đến nay nghị quyết và biên bản liên quan đến lần đại hội cổ đông 2016 vẫn chưa được công bố.

Trên HNX, cổ phiếu PDC đang ở mức 4.200 đồng/cổ phiếu. Vào ngày 22/6, PDC tiếp tục bị đưa vào diện bị cảnh báo vì vi phạm công bố thông tin từ 4 lần trở lên, tính từ ngày 1/1/2017.

Ở lĩnh vực địa ốc, Công ty Cổ phần Địa ốc Đà Lạt (DLR) là cái tên làm xôn xao dư luận trong thời gian qua. Kế hoạch tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2017 của DLR là vào ngày 5/8 nhưng đã bị hủy để chờ phán quyết từ Tòa án về tranh chấp hơn 1,32 triệu cổ phiếu.

Cụ thể, theo Nghị quyết số 07/2017/NQ/HĐQT-DLR ngày 3/8, Hội đồng quản trị DLR thống nhất hoãn đại hội cho đến khi có phán quyết cuối cùng có hiệu lực pháp luật của Tòa án để xác định quyền sở hữu đối với số cổ phiếu đang tranh chấp hiện do các ông Phan Tấn Dũng, Lê Ngọc Khánh Việt đang đứng tên có tổng số lượng là 1.323.036 cổ phiếu, tương ứng 29,4% vốn nhằm đảm bảo quyền lợi của cổ đông và các bên có liên quan theo đúng quy định của pháp luật.

Hiện tại, đại hội cổ đông thường niên 2017 của DLR vẫn còn bỏ ngỏ cùng hàng loạt khó khăn như kết quả kinh doanh bết bát với lỗ ròng 9 tháng lên đến 8 tỉ đồng. Lỗ lũy kế của DLR tính đến ngày 30/9 đã lên hơn 31,5 tỉ đồng. DLR đang nợ các ngân hàng hơn 109 tỉ đồng.

Trên HNX, cổ phiếu DLR đang giao dịch ở mức 8.600 đồng/cổ phiếu. DLR bị đưa vào diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 2016 và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2016 trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2016 là con số âm.

Còn Công ty Cổ phần Thủy sản Bạc Liêu (BLF) đã không tổ chức đại hội cổ đông thường niên trong nhiều năm liền. Đầu năm 2015, với nhiều vi phạm trong việc không công bố hàng loạt báo cáo từ năm 2012-2014, không đảm bảo số lượng cuộc họp tối thiểu và không tổ chức đại hội cổ đông thường niên trong năm 2013, 2014 thì BLF đã bị phạt 155 triệu đồng.

Hiện tại, cổ phiếu BLF đang ở mức 3.800 đồng/cổ phiếu. BLF đã được đưa vào diện cảnh báo từ 12/5/2015 vì không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị kiểm soát và hạn chế giao dịch.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement