Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sắp có thuốc uống thay thế thuốc tiêm insulin cho người đái tháo đường

Cần biết

11/03/2019 08:44

Các nhà nghiên cứu đã phát triển một loại thuốc mới có thể giúp cơ thể hấp thụ insulin thông qua thành dạ dày.

Nếu nghiên cứu thành công, loại thuốc này có thể thay thế cho các mũi tiêm insulin đau đớn.

Đến một giai đoạn nào đó khi tuyến tụy giảm hoặc không còn khả năng tiết insulin, đường huyết không được kiểm soát tốt bằng thuốc uống, hoặc trong các trường hợp tăng đường huyết cấp tính, các bác sỹ thường chỉ định người bệnh đái tháo đường tiêm insulin để nhằm mục đích kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tâm lý sợ tiêm và việc xuất hiện các biến chứng như loạn dưỡng mỡ dưới da là một trong những rào cản lớn nhất khiến nhiều người bệnh đái tháo đường type 2 không muốn tiêm insulin.

Bằng cách thay đổi hoàn toàn cách thức vận chuyển insulin, GS. Robert Langer từ Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) và các đồng nghiệp hy vọng sẽ giúp việc điều trị đái tháo đường bằng insulin trở nên dễ dàng hơn.

 Việc tiêm insulin là
 Việc tiêm insulin là "nỗi ám ảnh" của nhiều người bệnh đái tháo đường.

Sử dụng mũi tiêm siêu nhỏ

Nhóm nghiên cứu đã đưa ra một ý tưởng mới đầy sáng tạo về một loại thuốc dạng viên nang có khả năng phân hủy sinh học, bên trong có chứa các mũi tiêm insulin siêu nhỏ. Insulin sau đó sẽ được tiêm trực tiếp qua thành dạ dày.

Vì lớp niêm mạc dạ dày không có bất kỳ thụ thể cảm nhận cơn đau nào, các nhà nghiên cứu tin rằng phương pháp này sẽ không gây ra cảm giác đau đớn như khi tiêm insulin. 

Kim tiêm siêu nhỏ trong nghiên cứu này bao gồm 2 phần: Một đầu bao gồm insulin nén sẽ được đưa xuyên qua thành dạ dày và đầu còn lại có thể phân hủy sinh học.

Bên trong viên nang, các mũi kim được gắn vào một lò xo nén và một đĩa nhỏ được làm từ đường. Đĩa đường sẽ tan ra khi viên nang đi vào dạ dày, từ đó bật lò xo và cho phép các mũi tiêm tiếp xúc với thành dạ dày.

Phương pháp lấy ý tưởng từ mai rùa

Phương pháp sử dụng các mũi kim siêu nhỏ nghe có vẻ rất đơn giản, nhưng các nhà khoa học phải nghiên cứu cách để viên thuốc có thể tự giữ thăng bằng, tự điều chỉnh trong dạ dày, đảm bảo mũi kim sẽ tiếp xúc với thành dạ dày chứ không đi chệch hướng.

Để làm được điều này, các tác giả đã lấy cảm hứng từ phần mai hình vòm của loài rùa da báo (có nhiều ở Đông và Nam Phi) để thiết kế hình dạng viên nang, giúp đảm bảo khả năng tự điều chỉnh của viên thuốc.

Sau khi tiêm, đầu mũi tiêm siêu nhỏ sẽ tan ra và insulin sẽ được chuyền vào máu. Hiện trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã có thể cung cấp 5mg insulin/viên thuốc và quá trình để insulin đi vào cơ thể sẽ mất khoảng 1 giờ.

Dù vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu nữa trước khi có thể áp dụng vào thực tế, GS. Robert Langer cho biết: “Những mũi tiêm siêu nhỏ này chỉ có kích thước vài milimet, do đó chúng tôi hy vọng rằng loại thuốc mới này có thể giúp bệnh nhân đái tháo đường và thậm chí là cả những bệnh nhân cần điều trị thông qua tiêm hoặc truyền dịch”.

VI BÙI
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement