Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sắp có làn sóng dịch chuyển sản xuất mới?

Báo cáo phân tích

12/04/2025 09:15

Chuỗi cung ứng có thể tiếp tục dịch chuyển sau khi các quốc gia đàm phán xong với Hoa Kỳ, mức thuế thấp là lựa chọn hàng đầu.

Không tìm thấy tiếng nói chung, Hoa Kỳ và Trung Quốc liên tiếp tăng thuế với hàng hóa của nhau. Đây là cuộc chiến tranh thương mại với quy mô, mức độ và tính chất nghiêm trọng hơn nhiều so với năm 2018.

Đã có làn sóng "Trung Quốc + 1", thậm chí "Trung Quốc +n" trước khi ông Trump đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ II. Chiến lược này được xem như là phương pháp hoàn hảo nhất để tránh xung đột thương mại.

Tuy nhiên, một trong những mục đích đánh thuế đối ứng lần này của Nhà Trắng là bít lỗ hổng giúp hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc thâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Vậy nên, rất nhiều công ty rời đi từ Trung Quốc đến nhiều quốc gia khác.

Sắp có làn sóng dịch chuyển sản xuất mới?- Ảnh 1.

Với nhiều doanh nghiệp, chuyển sản xuất về Hoa Kỳ là không thể (Ảnh Forbes)

Cho dù ông Trump đã giảm nhẹ đáng kể mức thuế như đã công bố ngày 2/4 đến 90 ngày, nhưng khoảng thời gian đếm ngược đang khiến các kế hoạch đa dạng hóa sản xuất trở nên hỗn loạn và khiến các công ty phải "đau đầu" để quyết định nơi và cách sản xuất hàng hóa của họ.

Ông Trump muốn chuyển sản xuất về Hoa Kỳ, nhưng với nhiều doanh nghiệp, đây không phải là lựa chọn tốt vì chi phí lao động cao và thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết.

Xét về lý thuyết, một số quốc gia có quan hệ tốt với Hoa Kỳ, có thể đàm phán đưa về mức thuế thấp nhất - rất lợi thế trong bối cảnh hiện tại. Nó giống như nguyên lý "nước chảy về chỗ trũng" - nghĩa là các doanh nghiệp sẽ tìm đến nơi nào có thuế quan ưu việt nhất với Hoa Kỳ để tận dụng chênh lệch.

Eswar Prasad, Giáo sư Thương mại và kinh tế quốc tế tại Đại học Cornell, nói "Chiến lược "Trung Quốc + 1" đã bị suy yếu nghiêm trọng bởi thuế quan của ông Trump, hiện đã bao trùm mọi đối tác thương mại của Hoa Kỳ".

Vị Giáo sư này cho rằng: khả năng định tuyến lại sản lượng và tái cấu trúc chuỗi cung ứng thông qua các quốc gia như Việt Nam và Ấn Độ, những nền kinh tế mà Hoa Kỳ có mối quan hệ thương mại mang tính xây dựng hơn, đã bị phá vỡ bởi đợt áp thuế mới nhất.

Daniel Newman, Tổng giám đốc điều hành kiêm nhà phân tích công nghệ công ty The Futurum Group, không tin rằng thuế quan sẽ duy trì ở mức hiện tại và kỳ vọng nhiều thỏa thuận thương mại công bằng hơn sẽ được thực hiện với các đối tác thương mại như Việt Nam và Ấn Độ.

Sắp có làn sóng dịch chuyển sản xuất mới?- Ảnh 2.

Nhiều doanh nghiệp chờ kết quả đàm phán thương mại sau 90 ngày (Ảnh Forbes)

Giới quan sát quốc tế nhìn nhận, khi các cuộc đàm phán thương mại diễn ra, nhiều công ty đang chờ đợi để điều chỉnh kế hoạch sản xuất. Nếu các cuộc đàm phán song phương không có kết quả tốt, các công ty sẽ buộc phải cân nhắc đến việc áp dụng chênh lệch thuế quan trong dài hạn - chuyển một phần chuỗi cung ứng của họ sang các quốc gia có mức thuế quan thấp hơn.

Tuy nhiên, việc chuyển sản xuất có thể là một quá trình dài và đòi hỏi nhiều chi phí, đặc biệt là những chuỗi cung ứng trong các ngành công nghiệp công nghệ cao. Ví dụ, đối tác Foxconn của Apple đã mất nhiều năm để bắt đầu sản xuất iPhone tiên tiến tại Ấn Độ và các nhà máy được cho là đã gặp phải nhiều khó khăn.

Arthur Dong, Giáo sư chiến lược và kinh tế tại Đại học Georgetown nói: "Các khoản đầu tư vào nhà máy một khi đã được thực hiện thì không thể dễ dàng hoặc ngay lập tức đảo ngược... Việc di chuyển các nhà máy đó đến một địa điểm khác sẽ mất vài năm".

Ngoài ra, tùy thuộc vào ngành, các công ty bị hạn chế bởi nhiều yếu tố khi xem xét sự thay đổi trong chuỗi cung ứng, chẳng hạn như tính khả dụng của đầu vào cung ứng, cơ sở hạ tầng, chất lượng và chi phí lao động địa phương, luật pháp sở tại.

TRƯƠNG KHẮC HÀ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement