Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sản lượng nhà máy của Hàn Quốc giảm tháng thứ 16 liên tiếp

Kinh tế thế giới

01/11/2023 08:47

Sản lượng nhà máy của Hàn Quốc lại giảm trong tháng 10, đánh dấu mạch giảm dài nhất theo tháng trong nhiều thập niên khi nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á chứng kiến hoạt động xuất khẩu trì trệ do nhu cầu toàn cầu suy yếu.

Theo dữ liệu do Cơ quan Thống kê Hàn Quốc (Kostat) công bố hôm nay (1/11), hoạt động nhà máy của Hàn Quốc giảm tháng thứ 16 liên tiếp trong tháng 10 trong bối cảnh nhu cầu liên tục yếu, nhưng tốc độ giảm sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm nhẹ để củng cố niềm tin.

Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) của các nhà sản xuất Hàn Quốc do S&P Global tổng hợp đã giảm xuống mức 49,8 trong tháng 10 (được điều chỉnh theo mùa), so với 49,9 trong tháng 9.

Chỉ số này đã duy trì dưới mức 50, ranh giới phân biệt giữa mở rộng và thu hẹp, kể từ tháng 7/2022.

Usamah Bhatti, chuyên gia kinh tế tại S&P Global Market Intelligence cho biết: "Dữ liệu khảo sát PMI trong tháng 10 chỉ ra rằng các điều kiện hoạt động trong lĩnh vực sản xuất của Hàn Quốc vẫn trầm lắng vào đầu quý 4/2023".

Sản lượng nhà máy của Hàn Quốc giảm tháng thứ 16 liên tiếp - Ảnh 1.

Một công nhân đứng trước các bộ phận của xe sedan của Hyundai Motor tại nhà máy ở Asan, Hàn Quốc, ngày 27/1/2016. Ảnh: Reuters

"Điều đó nói lên rằng, tốc độ suy giảm chỉ ở mức nhỏ, trong bối cảnh cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều giảm nhẹ hơn".

Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm tháng thứ ba liên tiếp, nhưng tốc độ nhẹ hơn so với tháng trước. Tuy nhiên, theo khảo sát, nhu cầu vẫn yếu ở các thị trường xuất khẩu quan trọng như Trung Quốc đại lục và Nhật Bản.

Lượng công việc tồn đọng giảm trong tháng thứ 12 liên tiếp, là mức giảm nhẹ nhất trong chuỗi đó, do các công ty đã hoàn thành khối lượng công việc hiện có trong bối cảnh nhu cầu yếu.

Lạm phát tăng nhanh cho thấy áp lực lớn hơn trong lĩnh vực nhà máy, với giá đầu vào tăng với tốc độ nhanh nhất trong 10 tháng do giá nguyên liệu thô cao hơn và đồng nội tệ yếu hơn.

Trong tháng 10, thị trường toàn cầu và các nhà hoạch định chính sách đã bất ngờ phải đối mặt với cuộc xung đột ở Trung Đông và những tác động của nó đối với giá dầu cũng như lạm phát nói chung.

Tuy nhiên, sự lạc quan của các nhà sản xuất đối với tương lai đã được củng cố vào tháng trước mặc dù các công ty vẫn lo ngại về thời điểm nhu cầu phục hồi.

(Nguồn: Reuters)

GIA HÂN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement