13/08/2019 08:39
Sản lượng ngô chỉ đáp 40-50% nhu cầu trong nước
Nhập khẩu ngô 6 tháng đầu năm 2019 đều sụt giảm cả lượng và trị giá, giảm 6,1% về lượng và giảm 2,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục hải quan, tháng 6/2019 nhập khẩu ngô của Việt Nam giảm cả lượng và trị giá so với tháng 5/2019, giảm lần lượt 58,9% và 59,5% tương ứng với 471,43 nghìn tấn, trị giá 95,53 triêụ USD.
Tính chung, từ đầu năm đến hết tháng 6/2019 Việt Nam đã nhập khẩu 4,5 triệu tấn ngô, trị giá 957,67 triệu USD, giảm 6,1% về lượng và giảm 2,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Xét về xuất xứ nguồn gốc, Achentina và Braxin là hai thị trường nhập khẩu ngô chính của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 61,0% và 37,11% tổng lượng ngô nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2019, cụ thể đã nhập từ Achentina đạt 2,79 triệu tấn, trị giá 575,44 triệu USD,tăng 5,36% về lượng và tăng 11,52% trị giá so với cùng kỳ, giá nhập bình quân 205,58 USD/tấn, tăng 5,85%.
Riêng tháng 6/2019 cũng đã nhập từ thị trường Achentina 470,6 nghìn tấn ngô, trị giá 94,81 triệu USD, giảm 58,12% về lượng và giảm 58,7% về trị giá, giá nhập bình quân 201,46 USD/tấn; nếu so sánh với tháng 6/2018 thì đều tăng gấp trên 24 lần cả về lượng và trị giá.
Sản lượng ngô thu hoạch của Việt Nam chỉ đáp 40-50% nhu cầu trong nước. |
Đối với thị trường Brazil, đây là thị trường có tốc độ tăng mạnh nhất so với 6 tháng đầu năm 2018, tăng gấp 3,4 lần về lượng (tức tăng 237,23%) và tăng gấp 3,7 lần về trị giá (tức tăng 272,31%), đạt trên 1,7 triệu tấn, trị giá 351,3 triệu USD, giá nhập bình quân 206,59 USD/tấn, tăng 10,4%.
Cũng theo số liệu từ Tổng cục hải quan, trong 6 tháng đầu năm nay, lượng ngô nhập khẩu từ các thị trường hầu hết đều tăng trưởng.
Đáng chú ý, thời gian này Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu ngô từ thị trường Ấn Độ và Lào, theo đó Ấn Độ giảm nhiều nhất 98,56% về lượng và 95,68% trị giá, tương ứng với 1,1 nghìn tấn, trị giá 816,2 nghìn USD, giá nhập bình quân 734,05 USD/tấn, tăng gấp gần 3 lần (tức tăng 198,89%) so với cùng kỳ.
Riêng tháng 6/2019, lượng ngô nhập từ thị trường Ấn Độ sụt giảm cả về lượng và trị giá, giảm lần lượt 36,8% và 47,57%, giá nhập bình quân cũng giảm 47,57% so với tháng 5/2019 xuống còn 349,32 USD/tấn. Nếu so sánh với tháng 6/2018 thì cũng giảm 99,4% về lượng và 99,14% trị giá, mặc dù giá nhập bình quân tăng 42,65%.
Đối với thị trường Lào, giảm 83,45% về lượng và giảm 83,45% về trị giá, giá nhập bình quân không đổi so với cùng kỳ năm 2018, tương ứng với 120 tấn, 22,8 nghìn USD và giá bình quân 190 USD/tấn.
Hiện nay, sản lượng ngô thu hoạch của Việt Nam chỉ đáp ứng được khoảng 40-50% nhu cầu trong nước, còn lại là phải nhập khẩu. Thông thường, mỗi khi giá cả trong nước biến động tăng cao thì ngô được nhập khẩu để thay thế nguồn ngô trong nước và ngược lại, khi giá ngô trong nước rẻ hơn giá thị trường thế giới thì các nhà máy sản xuất sẽ đẩy mạnh tiêu thụ bằng nguồn trong nước.
Thị trường nhập khẩu ngô 6 tháng đầu năm 2019
Thị trường | 6 tháng năm 2019 | /- so với cùng kỳ năm 2018 (%)* | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Achentina | 2.799.078 | 575.448.200 | 5,36 | 11,52 |
Brazil | 1.700.473 | 351.308.758 | 237,23 | 272,31 |
Thái Lan | 4.853 | 12.730.969 | 45,17 | 29,82 |
Ấn Độ | 1.112 | 816.269 | -98,56 | -95,68 |
Lào | 120 | 22.800 | -83,45 | -83,45 |
Advertisement
Advertisement