Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sản lượng cocaine của Colombia tăng kỷ lục

Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, Colombia đã lập kỷ lục về sản lượng cocaine khi chính phủ của Tổng thống Gustavo Petro thực hiện các biện pháp chống ma túy ít mang tính trừng phạt hơn.

Lượng cocaine được sản xuất ở Colombia đã tăng 24% lên 1.738 tấn vào năm 2022 so với 1.400 tấn của năm trước, trong đó cocaine được vận chuyển không chỉ sang Mỹ mà ngày càng nhiều đến châu Âu và các lục địa khác.

Theo một báo cáo của Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hiệp Quốc (UNODC) được công bố trong tuần qua thì khoảng 22 triệu người trên toàn thế giới đang tiêu thụ ma túy. Các giống mới có năng suất cao hơn cùng với việc trồng lại các bụi coca là nguyên nhân khiến cho sản lượng cocaine tăng.

Diện tích đất được sử dụng để trồng coca, nguyên liệu thô để sản xuất một số loại ma túy đã tăng kỷ lục lên 13%, từ 504.000 mẫu Anh (203.000 ha) vào năm 2021 lên 568.000 mẫu Anh (230.000 ha) vào năm 2022. 

Trong báo cáo trước đó của Liên Hợp Quốc, quy mô của các cánh đồng coca ở Colombia và sản lượng cocaine đã tăng nhanh kể từ năm 2013, khi chính phủ của tổng thống lúc đó là Juan Manuel Santos bắt đầu loại bỏ dần chương trình phun thuốc trừ sâu trên các cánh đồng coca do Mỹ tài trợ. 

Trong các cuộc đàm phán hòa bình với nhóm phiến quân FARC vào thời điểm đó, chính phủ đã đồng ý kêu gọi nông dân loại bỏ cây coca và trồng các loại cây trồng hợp pháp với sự trợ giúp của nhà nước.

Sản lượng cocaine của Colombia tăng kỷ lục - Ảnh 1.

Diện tích đất sử dụng để trồng coca ở Colombia đã tăng 13% vào năm ngoái. Ảnh: Bloomberg

Giới chuyên gia nhận định việc Tổng thống Colombia Gustavo Petro thay đổi các chính sách về ma túy đã vô tình tạo "kẽ hở", dẫn đến sự bùng nổ trong sản xuất ma túy tại nước này. 

Thay vì tập trung vào những người trồng lá coca, những người đại diện cho mắt xích yếu nhất trong chuỗi sản xuất, Petro nhắm đến các trùm ma túy kiếm được nhiều tiền nhất từ việc bán ma túy ra nước ngoài.

Để giảm sản lượng cocaine ở Colombia xuống 900 tấn vào năm 2026, Bộ trưởng Tư pháp -  Néstor Iván Osuna cho biết chính phủ sẽ tổ chức đàm phán với các nhóm vũ trang, xây dựng đường sá và cung cấp các dịch vụ xã hội. 

Nhà nước cũng đề nghị hỗ trợ cho những người được nông dân đang trồng coca chuyển sang các loại cây trồng hợp pháp hơn. 

Bất chấp nhiều thập kỷ nỗ lực chống ma tuý, Colombia vẫn là nước sản xuất cocaine hàng đầu thế giới. Quan điểm chính sách mới về ma túy này dường như vô tình thúc đẩy sự gia tăng sản xuất cocaine của các nhóm bất hợp pháp. 

Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ cocaine số một của Colombia dù chính phủ 2 nước đã cố gắng cắt giảm sản lượng trong một thời gian dài. Các quan chức tại Đại sứ quán Mỹ ở Bogotá và Văn phòng Kiểm soát ma túy của Nhà Trắng đã không trả lời bất cứ yêu cầu bình luận nào. 

Sản lượng cocaine của Colombia tăng kỷ lục - Ảnh 2.

Trồng coca bất hợp pháp là ngành kinh doanh lớn ở Colombia. Ảnh: aljazeera

Leonardo Correa, quan chức Liên Hợp Quốc giám sát việc sản xuất coca tại đây cho biết ông lo ngại về việc tăng mạnh về sản lượng coca khi tầm quan trọng ngày càng cao của những kẻ buôn lậu ở 15 nơi được gọi là "khu vực sản xuất". 

Ở những khu vực đó, các băng đảng hùng mạnh tập trung mạnh mẽ vào việc sản xuất cocaine chất lượng cao và toàn bộ nền kinh tế có liên quan đến việc buôn bán cocaine. Những khu vực này đặc biệt vô luật pháp cũng như vị trí đặt nhà máy sản xuất gần với các tuyến đường ma túy xuyên quốc gia.

Báo cáo của Liên Hợp Quốc cũng cho thấy việc trồng coca đã tăng vọt ở các khu vực dành riêng cho người bản địa và các nhóm người Colombia gốc Phi, với 49% tổng diện tích đất trồng coca hiện đang được trồng ở những khu vực được chỉ định đặc biệt. 

Điều đó đặt ra một thách thức đặc biệt đối với chính phủ vì các quan chức không thể thúc giục người nông dân chuyển sang cây trồng hợp pháp.

Các chính sách về ma túy lỏng lẻo của chính quyền Colombia đã vô tình tạo điều kiện cho việc sản xuất và buôn bán cocaine tại nước này ngày càng mở rộng. Khoảng 65% tổng số coca ở Colombia hiện nay nằm ở các tỉnh Narino và Putumayo, giáp biên giới Ecuador và Norte de Santander ở phía Đông bắc giáp Venezuela. 

Cả ba tỉnh đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi bạo lực, thiếu thốn về trường học và y tế cũng như các điều kiện cơ sở vật chất khác, tỷ lệ giết người tăng vọt khi cocaine Colombia tràn vào.

(Nguồn: WSJ)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement