05/03/2017 08:06
Sai lầm kiểu này thì bố mẹ có dỗ đến sáng con vẫn không ngủ
Nếu bạn dỗ mãi mà con vẫn không chịu ngủ thì lý do rất có thể là do sai lầm của bạn đấy nhé.
Nếu bạn có một đứa con khoảng hơn ba tháng tuổi lúc nào cũng khiến bạn phải thức trắng 24/24 thì hãy xem qua những lời khuyên sau đây của Ingrid Y. Prueher - chuyên gia tư vấn chăm sóc trẻ em - về phương pháp dỗ con ngủ. Cô đã chỉ ra 6 sai lầm mà các bậc phụ huynh thường mắc phải trong việc chăm sóc giấc ngủ cho con mình.
1. Thử nhiều cáchru ngủvới con
Lý do: Việc này sẽ làm bé bị bối rối và khiến chúng khóc nhiều hơn mỗi khi ngủ.
Cách sửa chữa: Lập nên một kế hoạch nhất quán: thứ nhất, bé sẽ ngủ ở đâu vào ban ngày và ban đêm. Thứ hai, lập một thời gian biểu ăn cho bé, ăn quá ít hay quá nhiều đều có ảnh hưởng tới việc ngủ của con. Thứ ba, hướng dẫn cho người trông trẻ làm như trên để họ có thể dễ dàng giúp bé ngủ tốt hơn khi bạn vắng nhà.
2. Cách dỗ con ngủ của bạn không giống với vợ /chồng/ người giữ trẻ
Lý do: Nếu chồng, hoặc vợ hoặc người giữ trẻ có cách riêng của họ trong việc ru ngủ, và cách của bạn thì hoàn toàn khác thì điều này sẽ khiến cho con cảm thấy không thoải mái, không làm quen được. Hậu quả là con sẽ rất khó ngủ cả đêm lẫn ngày.
Cách sửa chữa: Hãy bàn về kể hoạch dỗ bé ngủ của riêng bạn với tất cả mọi người cho tới khi đưa ra một phương pháp thống nhất và luôn luôn chỉ làm theo kế hoạch đó. Cứ thế dần dần các bé sẽ quen và sẽ không còn khó ngủ nữa.
3. Cho con ăn tới khi chúng ngủ
Lý do: Nếu bạn dạy con rằng cách duy nhất để đi ngủ là ăn tới khi no căng thì bạn nghĩ kết quả sẽ ra sao?
Cách sửa chữa: Chia thời gian ra, có lúc bạn sẽ cho con ăn tới khi bé ngủ, và có lúc nên để con tự ngủ mà không cần dỗ. Cứ lặp đi lặp lại rồi con sẽ dần dần có thói quen tốt về việc ngủ.
4. Môi trường ngủ không thích hợp
Lý do: Các bé thường dễ bị đánh thức do môi trường quá nóng, hay tiếng động lớn như sấm chớp hay tiếng lục đục trong nhà mỗi khi bạn di chuyển.
Cách sửa chữa: Hãy cho con mặc những bộ pajama bằng cotton thoáng mát để bé cảm thấy thoải mái. Bạn có thể sử dụng tiếng ồn trắng (white noise) để nó át đi những tiếng ồn trong nhà hoặc các thành viên trong gia đình cố gắng gây ít tiếng ồn xung quanh phòng của bé.
Thêm vào đó hãy để càng ít ánh sáng trong phòng của bé càng tốt, vì melatonin, chất hormone giúp ta ngủ dễ tăng rất nhanh trong cơ thể khi môi trường xung quanh có ít ánh sáng.
5. So sánh thói quen ngủ của con bạn với con người khác
Lý do: Nhiều bà mẹ lo lắng về con mình khi nghe những bà mẹ khác khoe rằng con họ ngủ xuyên suốt cả đêm. Khoan hãy làm theo những lời khuyên vì bạn chưa chắc chắn cách họ chỉ bạn sẽ có hiệu lực với con mình.
Cách sửa chữa: Thay vì nghe những lời khuyên xung quanh, hãy tập trung vào việc quan sát thói quen ngủ của chính con bạn và xác định những yếu tố giúp con mìnhcải thiện giấc ngủ.
Có thể làm giấc ngủ của bé bị gián đoạn vì đói bụng chẳng hạn. Các bé không phải là robot, mỗi bé mỗi khác, nhất là về thói quen ngủ của chúng vì thế hãy quan tâm tới con của mình hơn là nghe những lời khuyên từ các bà mẹ khác.
6. Kì vọng quá cao
Lý do: nhiều bậc cha mẹ thường nghĩ rằng thói quen ngủ của bé có thể thay đổi chỉ qua một đêm và nhanh chóng đổi cách dỗ bé ngủ chỉ vì không thấy kết quả tức thì mà mình mong đợi. Điều đó chỉ khiến nỗ lực của họ trở ngược về con số 0 mà thôi.
Cách sửa chữa: Hãy kiên trì thực hiện cách dỗ bé ngủ của mình khoảng một tuần trước khi quyết định có nên thay đổi nó hay không.
Nhớ rằng nếu các bé đã quen ngủ trên xe đang chạy, hay nôi lắc lư, hoặc xe nôi thì để thay đổi thói quen đó sẽ mất nhiều thời gian, có khi là 1 tuần, có khi là 1 tháng. Tuổi các bé càng nhỏ thì càng nhanh thay đổi những thói quen này nếu các bạn kiên trì. Việc này không hề dễ, nhưng kết quả lại rất xứng đáng.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp