Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sai lầm chết người khi cứu đuối nước thế này

Lối sống

13/07/2017 07:22

Ngay khi vớt được nạn nhân đuối nước, nhiều người vác ngược nạn nhân lên vai rồi chạy để nước trào ra. Đây là cách sơ cứu hết sức sai lầm, khiến bệnh nhân mất cơ hội sống.

Vừa qua, vụ đuối nước tại thôn Sở Hạ (xã Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội) đã cướp đi sinh mạng 5 người, trong đó có 2 người lớn nhảy xuống cứu khiến dư luận không khỏi lo lắng về kỹ năng cứu người đuối nước trong cộng đồng.

Quy tắc 30-2

TS Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai nhấn mạnh, ngay khi đưa được nạn nhân đuối nước lên bờ phải lập tức kiểm tra hơi thở. Nếu còn thở, phải đặt nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn, theo dõi sát nhịp thở, gọi cấp cứu.

Còn lại, hầu hết các trường hợp đuối nước được đưa lên bờ đều ngừng thở. Khi đó ngay lập tức phải thực hiện quy trình hồi sinh tim phổi cho nạn nhân.

Bắt đầu bằng việc mở miệng nạn nhân xem bên trong có dị vật như rau, bùn đất, răng giả hay không, nếu có phải moi hết ra. Sau đó nâng cằm, mở miệng nạn nhân, bóp mũi, thổi ngạt liên tục 5 lần rồi tiến hành ép tim ngoài lồng ngực 30 lần.

Tốc độ ép 100 lần/phút, sau 30 cái lại quay sang thổi ngạt 2 lần. Làm liên tục cho đến khi nạn nhân thở được hoặc có cứu hộ đến.

Khi ép tim ngoài lồng ngực phải dùng lực toàn thân, đảm bảo độ lún 5cm. Ảnh: T.Hạnh

Ép tim lồng ngực đúng kỹ thuật phải dùng 2 tay đan vào nhau, để lên 1/3 dưới của xương ức hoặc giữa xương ức. Tay ép chạm vuông góc với thành ngực, dùng lực toàn thân chứ không riêng 2 cánh tay, đảm bảo độ lún phải đạt 5cm.

Nếu nạn nhân hồi tỉnh, phải tìm cách ủ ấm vì có nguy cơ hạ thân nhiệt, có thể làm tim ngừng đập.

Không vác ngược

TS Chính cho biết, việc cộng đồng truyền miệng vác ngược/cầm chân dốc ngược nạn nhân đuối nước rồi chạy để nước chảy ra là cách sơ cứu hết sức sai lầm.

“Việc dốc ngược nạn nhân không mang lại giá trị, thậm chí làm mất cơ hội sống của bệnh nhân vì sau khi chạy, quay lại ép tim thì đã quá muộn. Nguyên tắc của cấp cứu đuối nước luôn phải thực hiện hồi sinh tim phổi”, TS Chính nhấn mạnh.

Nếu để phổi bị tổn thương, nạn nhân sẽ dễ tiến triển hội chứng suy hô hấp trên, oxy trong máu sụt giảm, trơ không hồi phục nên kể cả được điều trị vẫn có thể tử vong.

Dốc ngược/vác ngược nạn nhân đuối nước rồi chạy không mang lại kết quả, ngược lại tước đi cơ hội cứu sống

TS Chính khuyến cáo, để cứu người đuối nước, bắt buộc phải biết bơi. Nhưng ngay cả khi biết bơi, nếu nước quá sâu, có xoáy cũng không nên nhảy xuống mà phải hô hoán, tìm các phương tiện hỗ trợ có sẵn trên bờ như dây, que hoặc móc để kéo nạn nhân lên.

Trường hợp nhảy xuống, phải tiếp cận nạn nhân từ phía sau bằng cách túm áo, tóc rồi bơi dìu nạn nhân lên, tránh tiếp cận từ phía trước, có nguy cơ nạn nhân hoảng loạn, ôm chầm lấy người cứu khiến cả 2 đều bị chìm.

Cách phát hiện ao hồ có khí độc

TS Chính cho hay, trong vụ 5 người đuối nước tại Thường Tín, nhiều người nghĩ đến ngộ độc khí độc.

Hiện nay, khí độc trong ao hồ chủ yếu do tự nhiên sinh ra, hay gặp nhất là H2N hoặc nitrat, nitrit sinh ra từ các sản phẩm amoniac do cá đào thải vào ao hoặc bởi thực vật trong quá trình chuyển hoá.

“Những khí này có thể khiến cá ngạt thở chết, người bơi vào đó cũng có thể ngạt thở, đuối nước”, TS Chính chia sẻ.

Để phát hiện khí độc tại ao, hồ có thể quan sát. Nếu cá ngoi lên mặt nước để thở là thiếu dưỡng khí. Hoặc những ao, hồ có mùi hôi thì hết sức cẩn thận. Nếu ao đục, bẩn, nhiều tảo chứng tỏ dưỡng khí kém, không nên bơi lội.

“Với những nạn nhân bị đuối nước, nước ở ao hồ càng bẩn thì tiên lượng càng xấu. Do nước bẩn sẽ làm nang phổi bệnh nhân bị tổn thương nặng hơn”, TS Chính phân tích.

TS Chính lưu ý, một số trường hợp hít phải nước trong quá trình bơi, tắm có thể mắc đuối nước thứ phát (đuối cạn), chủ yếu trên những bệnh nhân có nền bệnh lý tim mạch có sẵn.

Đuối cạn xảy ra khi phổi bị hít phải nước khiến máu trong cơ thể bị nhược trương. Nên sau khi tắm lên bờ từ vài tiếng đến 24 tiếng hoặc vài ngày, nạn nhân sẽ xuất hiện tình trạng suy hô hấp. Nếu chủ quan, xử trí muộn sẽ rất khó khăn.

THÚY HẠNH (Vietnamnet)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement