Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sài Gòn vào mùa mưa bão, nhiều cây xanh có nguy cơ gãy đổ

Chính sách - Hạ tầng

29/05/2020 06:47

Mùa mưa bão, người dân rất lo lắng trước tình trạng cây mục thân, mưa gió quật gãy cành hoặc bật gốc đổ xuống gây thiệt hại về người và tài sản.

Vụ một cây phượng vĩ bất ngờ bật gốc đổ xuống, gây thương vong cho nhiều em học sinh Trường THCS Bạch Đằng (quận 3, TP.HCM) vào sáng sớm 26/5 gây bàng hoàng cho nhiều người.

Năm nào đến mùa mưa bão, người dân cũng rất lo lắng hoang mang trước tình trạng cây xanh mục thân, bị mưa gió quật gãy cành hoặc bật gốc đè xuống nhà dân, người đi đường gây thiệt hại về người và tài sản. 

Cây phượng có phần tán lá nghiêng hẳn ra đường, được trồng ngoài khuôn viên một trường mầm non thuộc khu dân cư Sông Đà, quận Thủ Đức. Ảnh: Tri Thức
Cây phượng có phần tán lá nghiêng hẳn ra đường, được trồng ngoài khuôn viên một trường mầm non thuộc khu dân cư Sông Đà, quận Thủ Đức. Ảnh: Tri Thức
Cây phượng
Cây phượng "hòa mình" vào nhịp sống yên ả cùng người dân thành phố, tuy nhiên không ai biết trước nó có thể gây họa bất cứ lúc nào. Ảnh: Tri Thức
Nhưng trên nhánh cây là chằng chịt mạng lưới dây điện, dây cáp quang. Điều này tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất cao cho người dân nếu chẳng may cây gãy đổ, tét nhánh đặc biệt vào mùa mưa bão. Ảnh: Tri Thức
Nhưng trên nhánh cây là chằng chịt mạng lưới dây điện, dây cáp quang. Điều này tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất cao cho người dân nếu chẳng may cây gãy đổ, tét nhánh đặc biệt vào mùa mưa bão. Ảnh: Tri Thức
Một gốc cây phượng trưởng thành. Ảnh: Tri Thức
Một gốc cây phượng trưởng thành. Ảnh: Tri Thức
Hiện tại trên địa bàn TP.HCM, nếu chỉ tính số lượng mà chính quyền thành phố giao cho Sở GTVT TP.HCM quản lý, hệ thống cây xanh đường phố hiện có khoảng 130.000 cây các loại. Ảnh: Tri Thức
Hiện tại trên địa bàn TP.HCM, nếu chỉ tính số lượng mà chính quyền thành phố giao cho Sở GTVT TP.HCM quản lý, hệ thống cây xanh đường phố hiện có khoảng 130.000 cây các loại. Ảnh: Tri Thức
Cây sa kê trước vỉa hè nhà người dân là hình ảnh rất dễ dàng bắt gặp trên các đường phố ở Sài Gòn. Ảnh: Tri Thức
Cây sa kê trước vỉa hè nhà người dân là hình ảnh rất dễ dàng bắt gặp trên các đường phố ở Sài Gòn. Ảnh: Tri Thức
Cây sa kê được trồng nhiều vì cho bóng mát lớn, lá to ít rụng dễ quét. Ngoài ra, quả và lá sa kê còn được dùng làm thực phẩm, làm thuốc nhưng nếu cây quá to cũng gây ra vấn đề. Ảnh: Tri Thức
Cây sa kê được trồng nhiều vì cho bóng mát lớn, lá to ít rụng dễ quét. Ngoài ra, quả và lá sa kê còn được dùng làm thực phẩm, làm thuốc nhưng nếu cây quá to cũng gây ra vấn đề. Ảnh: Tri Thức
 Sa kê là cây thân gỗ lớn, chiều cao có thể 20-30 mét, đường kính thân cây trưởng thành 0,6 -1,8 mét. Trong ảnh, một cây sa kê vươn cao qua các đường dây điện, dây cáp quang, thế cây nghiêng hẳn ra đường nguy cơ gãy đổ khá cao trong mùa mưa bão. Ảnh: Tri Thức
 Sa kê là cây thân gỗ lớn, chiều cao có thể 20-30 mét, đường kính thân cây trưởng thành 0,6 -1,8 mét. Trong ảnh, một cây sa kê vươn cao qua các đường dây điện, dây cáp quang, thế cây nghiêng hẳn ra đường nguy cơ gãy đổ khá cao trong mùa mưa bão. Ảnh: Tri Thức
Một góc cua trên đường Hoàng Sa, đoạn gần cầu Thị Nghè, có rất nhiều cây xanh được trồng hai bên đường, quy hoạch cây xanh được thực hiện theo chỉ đạo của UBND TP.HCM. Ảnh: Tri Thức
Một góc cua trên đường Hoàng Sa, đoạn gần cầu Thị Nghè, có rất nhiều cây xanh được trồng hai bên đường, quy hoạch cây xanh được thực hiện theo chỉ đạo của UBND TP.HCM. Ảnh: Tri Thức
Người dân tận dụng mọi khoảng trống sát gốc cây để làm chỗ gửi xe các hàng quán, người tập thể dục. Ảnh: Tri Thức
Người dân tận dụng mọi khoảng trống sát gốc cây để làm chỗ gửi xe các hàng quán, người tập thể dục. Ảnh: Tri Thức
Nhiều cây có hệ rễ xâm hại các công trình như vỉa hè, móng nhà, hệ thống cấp thoát nước. Ảnh: Tri Thức
Nhiều cây có hệ rễ xâm hại các công trình như vỉa hè, móng nhà, hệ thống cấp thoát nước. Ảnh: Tri Thức

Ông Lê Công Phương - Giám đốc Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh TP.HCM chia sẻ với báo Lao Động, không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận ra những cây sắp chết vì một số cây có bề ngoài trông rất bình thường, cành lá xum xuê nhưng thật ra bên trong thân cây đã bị sâu bọ, ấu trùng đục rỗng, có thể gãy, đổ bất cứ lúc nào.

Chỉ trong vòng một tuần qua, trên địa bàn TP.HCM đã ghi nhận nhiều vụ cây xanh gãy, đổ sau mưa dông, đe dọa tính mạng, tài sản của nhiều người. Nhiều giải pháp đã được các cơ quan chức năng đưa ra nhằm bảo đảm an toàn cho người dân.

TRI THỨC - AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement