Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sài Gòn ngập lụt, kẹt xe, người dân vẫn "ngó lơ" buýt đường sông

Chính sách - Hạ tầng

03/10/2019 07:17

Sau 3 năm đưa vào hoạt động, tuyến buýt đường sông chủ yếu chỉ phục vụ du khách, chứ chưa đáp ứng nhu cầu di chuyển, đi lại của người dân.

Những ngày triều cường, mưa bão gây ngập lụt tại TPHCM, các phương tiện phổ biến như xe máy, ô tô, xe buýt di chuyển vất vả. Trong lúc này, dường như mọi người mới nhớ ra Sài Gòn còn có tuyến buýt đường sông.

Hiện tại, xe buýt đường sông có tổng cộng 5 ga. Ga lớn nhất là Bạch Đằng, quận 1; ga Bình An, quận 2; ga Thanh Đa, quận Bình Thạnh, ga Bình Chánh và ga Linh Đông, Thủ Đức. Thời gian giãn cách giữa các chuyến là 1 tiếng.

Ga tại Bình An quận 2.
Ga tại Bình An quận 2.

Ra mắt đến nay là năm thứ 3, nhưng loại hình xe buýt trên sông này vẫn chưa thu hút đông lượng khách đi lại. Theo ghi nhận của PV, trên xe có tổng cộng 75 ghế nhưng trung bình mỗi chuyến chỉ đón từ 30-40 lượt khách di chuyển đến các ga khác nhau vào những ngày thường.

Mặc dù những ngày gần đây, thành phố đang trong tình trạng ngập lụt do triều cường và kẹt xe trầm trọng nhưng phương tiện đường thủy này lại không được lựa chọn di chuyển nhiều

Ông Vũ Quốc Vy (49 tuổi) lái buýt trên sông được 2 năm, chia sẻ: "Những ngày đầu nhiều người tò mò về loại hình phương tiện này nên khách lúc nào cũng đông nghẹt. Có hôm khách phải chờ từ 7h sáng đến 11h mới đi được. Còn hiện tại, khách giãn hơn. Thỉnh thoảng thì có các đoàn du khách tham quan. Những ngày gần đây, thành phố bị ngập và kẹt xe nhưng theo quan sát của tôi thì lượng khách di chuyển để đi làm cũng chỉ thêm vài người, có lẽ vì khung giờ và vị trí ga chưa thuận lợi cho người dân"

Cũng theo ông, hiện tại có tổng cộng 5 ga và 4 tàu nhưng theo kế hoạch thì có tới 12 ga, nếu lượng khách tiếp tục duy trì ở mức đông như hiện nay, thì phương tiện này sẽ điều hành thêm tàu và ga để đáp ứng nhu cầu di chuyển của khách hàng.

Có mặt trên cùng chuyến buýt sông với PV, chị Ngọc (25 tuổi) ngụ tại quận Thủ Đức cho biết: "Đây là lần đầu tiên tôi đi tuyến sông này dù nghe qua từ khá lâu. Nhưng mục đích chính của tôi là trải nghiệm và ngắm cảnh, chứ nếu dùng làm phương tiện để đi làm hàng ngày thì rất bất tiện vì mất thời gian và phải chuyển qua một phương tiện trung gian khác" 

              Thống kê phía chủ đầu tư dự án cho biết, 70% hành khách sử dụng buýt đường sông là người dân TP.HCM muốn đi thử, 13% là khách du lịch nước ngoài, còn lại là khách vãng lai.
Thống kê phía chủ đầu tư dự án cho biết, 70% hành khách sử dụng buýt đường sông là người dân TP.HCM muốn đi thử, 13% là khách du lịch nước ngoài, còn lại là khách vãng lai.
Thống kê phía chủ đầu tư dự án cho biết, 70% hành khách sử dụng buýt đường sông là người dân TP.HCM muốn đi thử, 13% là khách du lịch nước ngoài, còn lại là khách vãng lai.
Nhiều bạn trẻ cùng người thân đến đây tham quan, chụp hình tự sướng với loại hình xe buýt trên sông duy nhất tại Việt Nam.
Nhiều bạn trẻ cùng người thân đến đây tham quan, chụp hình tự sướng với loại hình xe buýt trên sông duy nhất tại Việt Nam.

Một vị khách khác, bà Như (60 tuổi) sống tại Đà Nẵng, vào TP.HCM để du lịch. Đối với bà, việc đi xe buýt trên sông này rất thích hợp để ngắm cảnh và tham quan. Chỉ duy nhất tại TP.HCM mới có, nên cũng tò mò muốn đi thử, nhưng cô chỉ đi một lần để biết, nếu lần sau có quay lại, bà sẽ chọn di chuyển bằng taxi hay xe máy vì có những nơi buýt đường sông không tới được hoặc phải di chuyển thêm bằng xe khác như vậy khá tốn kém.

              Buýt đường sông là nơi trải nghiệm của du khách 
Buýt đường sông là nơi trải nghiệm của du khách 
Buýt đường sông là nơi trải nghiệm của du khách 

Việc phát triển các tuyến buýt đường sông được ngành chức năng TP.HCM đặt mục tiêu giảm ùn tắc giao thông đường bộ, phát huy lợi thế hơn 1000km đường sông, được đánh giá có tiềm năng khai thác rất lớn. Trước mắt, về mảng du lịch, buýt đường sông đạt được những thành công nhất định, khi mở ra hình thức du ngoạn, thư giãn, trải nghiệm trên sông nước, ngắm cảnh quan TP.HCM, nhất là với du khách ngoại quốc.

Tuy nhiên, sau gần 3 năm đưa vào hoạt động, theo chuyên gia giao thông Phạm Sanh, việc sử dụng buýt sông làm phương tiện vận tải công cộng, giảm ùn tắc giao thông trên bộ vẫn cần nghiên cứu, đánh giá hiệu quả thực tế, bởi gần một năm qua người dân TP vẫn không sử dụng loại hình này để đi làm hàng ngày.

Những chuyến tàu thường không lấp đầy ghế ngồi 
Những chuyến tàu thường không lấp đầy ghế ngồi 

Tuyến buýt đường sông trên sông Sài Gòn, do Công ty TNHH Thường Nhật làm chủ đầu tư. Tuyến buýt sông số 1 với điểm đầu là bến Bạch Đằng (quận 1), điểm cuối là bến Linh Đông (quận Thủ Đức), với chiều dài hơn 10km. Giá vé chặng đi qua 5 trạm là 15.000 đồng/lượt, khứ hồi hết 30.000 đồng.

So sánh với thời gian di chuyển với buýt thường từ quận 1 đi quận Thủ Đức, dù cùng quãng đường di chuyển, nhưng đi buýt thường thời gian chỉ mất 25 phút, mặc dù trên đường đi, xe buýt dừng đón - trả khách ở gần 10 trạm và nhiều lần dừng đèn đỏ, trong khi tuyến buýt đường sông di chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối hết gần một tiếng đồng hồ.

Tổng thời gian đi lại thông qua buýt đường sông nhiều hơn 4 lần so với đường bộ cho một quãng đường 10km nên chỉ thích hợp với những hành khách không bị áp lực về thời gian, muốn đi tham quan, ngắm cảnh. Và như vậy, chỉ tính riêng về mặt thời gian, người dân ở các quận Thủ Đức, Bình Thạnh đi làm hàng ngày thì đi xe máy hoặc xe buýt, chứ không chuyển qua sử dụng buýt đường sông.

              Giá vé và lịch trình di chuyển của xe đường sông hiện tại
Giá vé và lịch trình di chuyển của xe đường sông hiện tại
Giá vé và lịch trình di chuyển của xe đường sông hiện tại

Hiện nay, tuyến buýt số 1 này chỉ mới dừng đón và trả khách được 5 điểm (kế hoạch dự kiến là 11 điểm), gồm: bến Bạch Đằng, Bình An, Thanh Đa, Hiệp Bình Chánh và Linh Đông nên sẽ bất tiện cho hành khách, vì muốn di chuyển ra đến bến sông bắt buộc phải sử dụng thêm các phương tiện khác.

Đồng thời, thời gian giãn cách các chuyến trước với sau là quá dài (trung bình gần 2 giờ đồng hồ/chuyến), người đi tàu phải chờ lâu, có việc cần giải quyết thì sẽ bê trễ... Hiện tại, với số lượng vé bán ra một ngày hơn 1.000 vé và đang duy trì từ 16 đến 24 tuyến trong ngày, buýt đường sông vẫn chủ yếu phục vụ lượng hành khách đi tham quan, trải nghiệm hơn là sử dụng cho mục đích đi lại, sinh hoạt hàng ngày.

PHƯỢNG LÊ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement