Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sài Gòn nắng rát da, tia cực tím ở mức 13, làm gì để tránh ung thư?

Sức khỏe

27/03/2019 18:00

Ánh nắng mặt trời khi tiếp xúc trực tiếp sẽ khiến da của bạn đen sạm gây ra các vấn đề thâm nám và có nguy cơ mắc bệnh ung thư da.

Tình trạng nóng điểm đỉnh tại TP.HCM vào trưa 26/3 và dự kiến trong ngày 27/3 khiến các chuyên gia y tế đặc biệt lo ngại.

Trao đổi với Tuổi trẻ, bác sĩ Lê Đức Thọ, chuyên khoa da liễu, cảnh báo tia UV sẽ vượt ngưỡng vào ngày hôm nay 27/3 và những ngày tới.

Theo trang Weatheronline (Anh), chỉ số tia UV tại TP.HCM vào ngày 27/3 ở mức 12. Dự báo chỉ số tia UV trong những ngày tới có thể giảm nhưng luôn ở mức cao nhất là 10, 11. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ số tia UV cao nhất là 11 (quá cao) với thời gian gây bỏng là 10 phút.

Người dân trùm kín mít che nắng cho trẻ dưới trời nắng nóng tại TP.HCM.
Người dân trùm kín mít che nắng cho trẻ dưới trời nắng nóng tại TP.HCM.

Bác sĩ Thọ cho hay chỉ số tia UV ở mức 12 là mức cực độ, rất nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ em. Trong đó, bức xạ tia UV và các bức xạ khác (có trong ánh sáng mặt trời) rất nguy hại, có thể gây một số bệnh về da (sạm da, lão hóa da, bỏng nắng, ung thư da) hoặc các bệnh về mắt (đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm)...

Trước tình trạng này, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp dưới mặt trời trong thời gian từ 11h -15h. Nếu buộc phải ra ngoài, cần bảo vệ da bằng cách thoa kem chống nắng, mang kính râm, đội mũ rộng vành, mặc quần áo dài tay che kín toàn thân...

Dùng nước để giải nhiệt cơ thể là phương pháp đầu tiên mọi người nghĩ đến, nhưng uống nước thế nào cho hiệu quả? Cụ thể:

* Uống nước ấm: Một số người thích uống nước đá mặc dù uống quá nhiều nước lạnh có thể gây khó chịu đường tiêu hóa hay bị chuột rút, thậm chí tiêu chảy. Khi giải nhiệt nên uống nước với nhiệt độ nước không nên quá nóng cũng không quá lạnh. Nhiệt độ thích hợp nhất là 10-30 độ C.

* Uống nước càng chậm càng tốt: Khi cảm thấy khát nước, nhiều người uống luôn một cốc nước đầy. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước trong một thời gian ngắn sẽ nhanh chóng làm máu loãng ra, tăng gánh nặng cho tim. Điều này rất nguy hiểm nếu bạn vừa tập thể dục, chạy, làm việc nặng... 

Thứ hai, trong những ngày nắng nóng, bạn đổ mồ hôi rất nhiều, uống quá nhiều nước trong một thời gian ngắn sẽ làm tăng tiết mồ hôi, tăng thêm sự mất mát của các chất điện giải như natri, kali. Do vậy, bạn càng có cảm giác khát nhiều hơn. 

Thứ ba, uống quá vội vàng có thể gây ra nấc cụt hoặc trướng bụng. Cách tốt nhất là hãy uống từ từ, chia nhỏ lượng nước uống sẽ có hiệu quả giảm bớt cơn khát. Vào những ngày nóng mà bạn phải ra ngoài thì nên uống nhiều nước hơn để bù cho lượng nước mất do mồ hôi tiết ra. Việc này không chỉ giúp bạn đỡ mất nước mà còn phòng tránh các bệnh do nắng nóng gây ra. Nếu bạn ngồi trong phòng điều hòa cả ngày, cả cơ thể và da bạn đều bị mất nước, bạn cần uống nhiều nước hơn.

* Giữ bề mặt da thông thoáng như tay, chân là bộ phận cơ thể có bề mặt tiếp xúc lớn và nhiều mạch máu, nên bạn có thể nhúng tay, chân vào nước lạnh cũng giúp xả bớt nhiệt cho cơ thể bớt nóng nực hơn.

* Uống sinh tố giải nhiệt như nước rau má tươi, nước mía, nước bột sắn dây, nước trà xanh hoặc chè tươi.

NGÔ SINH (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement