Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sacombank ra sao khi ông Dương Công Minh bắt đầu ‘cầm lái’?

Ngân hàng

01/08/2017 03:56

Lãi trước thuế gần 579 tỷ đồng, gấp 27 lần cùng kỳ nhưng tình hình nợ xấu tại Sacombank vẫn tiếp tục tăng cao với tổng giá trị nội bảng và ngoại bảng lên tới hơn 51.000 tỷ đồng.

Mới đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) công bố báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm.

Theo đó, thu nhập lãi thuần ngân hàng tăng 21% so với cùng kỳ, ở mức 2.130 tỷ đồng. Hoạt động dịch vụ cũng tăng trưởng 23%, mang về cho nhà băng này 829 tỷ đồng lãi thuần.

Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng là 579 tỷ đồng, gấp 27 lần so với cùng kỳ. Lợi nhuận ròng sau thuế đạt 422 tỷ đồng, tăng 140 lần.

Thời điểm ông Dương Công Minh "cầm lái" Sacombank đang có hơn 51.000 tỷ đồng nợ xấu nội bảng và ngoại bảng.

Sacombank cho biết nguyên nhân lợi nhuận tăng mạnh chủ yếu đến từ mức tăng 558 tỷ đồng của khoản thu nhập lãi thuần nhờ thu từ lãi cho vay tăng.

Dư nợ tín dụng của Sacombank tăng thêm hơn 19.600 tỷ, lãi suất cho vay tăng nên thu từ lãi tăng thêm hơn 1.111 tỷ đồng, bù đắp cho phần chi phí lãi tiền gửi.

Cuối tháng 6, Sacombank đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2015 và 2016 và bầu ra HĐQT, BKS nhà băng nhiệm kỳ 2017-2021, với ông Dương Công Minh là Chủ tịch HĐQT và bà Nguyễn Đức Thạch Diễm là quyền Tổng giám đốc, sau này được bổ nhiệm chính thức.

Thời điểm ông Dương Công Minh chính thức “cầm lái” Sacombank cũng là lúc nhà băng này kết thúc nửa năm kinh doanh của năm tài chính 2017.

Tính tới ngày 30/6, tổng tài sản của Sacombank đạt 352.682 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Trong đó, tổng dư nợ cho vay đạt 212.538 tỷ đồng, tăng 10%. Cùng với đó, nợ xấu vẫn tiếp tục tăng.

Chỉ 6 tháng đầu năm 2017, lợi nhuận Sacombank thu về đã gấp gần 4 lần lợi nhuận cả năm 2016. Đồ họa:Quang Thắng.

Tính đến hết quý II, nợ xấu nội bảng tại Sacombank lên tới 13.903 tỷ đồng, tương đương 6,36% tổng dư nợ cho vay, tăng 158 tỷ đồng về giá trị nhưng giảm 0,55 điểm phần trăm về tỷ lệ.

Nếu tính cả 37.134 tỷ đồng nợ xấu đã bán cho VAMC chưa được trích lập dự phòng, tổng nợ xấu tại Sacombank vẫn lên tới 51.037 tỷ đồng, chiếm gần 20% tổng dư nợ cho vay, và gấp 2,7 lần vốn điều lệ ngân hàng. Như vậy, nếu trích lập dự phòng đẩy đủ cho khoản nợ xấu này, Sacombank đã âm vốn điều lệ 2,7 lần.

Thậm chí, khoản nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) tại Sacombank cũng đã tăng gấp đôi trong 6 tháng qua từ 2.522 tỷ đồng lên con số 5.208 tỷ đồng.

Nợ xấu phát sinh mới vẫn tiếp tục có xu hướng tăng. Trong 4 quý gần nhất, phần nợ xấu phát sinh tại Sacombank chiếm tới 13% tổng tài sản ngân hàng. Trong khi đó, khoản trích lập dự phòng gần như không đáng kể, chỉ vài chục tỷ đồng mỗi kỳ.

Nửa đầu năm 2017, Sacombank cũng chỉ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng vỏn vẹn 38 tỷ đồng. Hiện tại, tổng trích lập dự phòng trên nợ xấu tại đây chỉ đạt 8%.

Tính đến hết quý II, tổng nợ xấu tại Sacombank đã gấp 2,7 lần vốn điều lệ ngân hàng. Đồ họa:Quang Thắng.

Một chỉ số đáng chú ý khác là khoản lãi dự thu đã giảm gần 20.000 tỷ đồng sau 2 quý đầu năm, từ 25.336 tỷ đồng xuống 4.752 tỷ, nhưng các khoản phải thu lại tăng tương ứng từ 16.943 tỷ lên 35.674 tỷ.

Theo ước tính từ Sacombank, 6 tháng đầu năm, nhà băng đã tự xử lý được 845 tỷ đồng nợ xấu và thu hồi 247 tỷ đồng nợ đã bán cho VAMC.

Đối với tài sản nhận cấn trừ nợ, gán nợ, Sacombank cũng đã xử lý và thu hồi 1.039 tỷ đồng, giảm dần các khoản phải thu, giảm 4,5% so đầu năm.

Với tốc độ xử lý nợ này, ít nhất Sacombank phải mất 5-10 năm mới có thể xử lý xong trình trạng hiện tại và đưa các chỉ số ngân hàng về mức an toàn theo quy định. NHNN cũng đã phê duyệt đề án tái cơ cấu sau sáp nhập của Sacombank với một loạt các cơ chế ưu đãi cùng thời gian tái cơ cấu là 10 năm.

Tuy nhiên, ông Dương Công Minh sau khi trúng cử Chủ tịch HĐQT Sacombank đã phát biểu về việc tin rằng sẽ tái cơ cấu thành công Sacombank trong 5 năm, nhanh hơn thì chỉ mất khoảng 3 năm.

Trước đó, theo tính toán của các chuyên gia và lãnh đạo ngân hàng để đưa các chỉ số tài chính của Sacombank về mức an toàn, ít nhất phải cần 1 tỷ USD "tiền tươi thóc thật” và ít nhất 5 năm để vực dậy.

Hiện tại, trong cơ cấu cổ đông tại Sacombank cũng không có bất kỳ một quỹ lớn nào nắm giữ cổ phần mà hầu hết cổ đông là các tổ chức tín dụng trong nước và một số nhà đầu tư cá nhân.

QUANG THẮNG (Zing)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement