02/02/2017 08:35
Rượu tự ngâm hay tự nấu vẫn có thể khiến người uống bị ngộ độc?
Theo các bác sĩ và chuyên gia, nguy cơ ngộ độc rượu có thể xảy ra ở cả rượu tự ngâm hay tự nấu.
Rượu ngâm hay tự nấu cũng có thể gây ngộ độc
Nhiều người quan niệm, rượu sản xuất không đảm bảo mới có thể bị ngộ độc. Tuy nhiên, rượu nấu hay tự ngâm cũng có thể dẫn đến ngộ độc nguy hiểm.
Không ít gia đình vẫn có các bình rượu ngâm trong nhà. Nhưng bản thân họ không hề biết có thể tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc.
Bởi, khi cho các nguyên liệu vào ngâm, có các vị thuốc hoặc các chất khác nhau, có những vị thuốc nếu dùng bừa bãi sẽ thành độc hại. Đặc biệt, ngâm nội tạng hay động vật chưa có cơ sở và căn cứ chứng minh hiệu quả đối với sức khỏe.
Cách đây không lâu từng xảy ra vụ ngộ độc rượu ngâm rễ cây tại Lào Cai. Vụ việc khiến 4 người tử vong như hồi chuông cảnh tỉnh đối với ai còn chủ quan, coi thường.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, một số nguyên liệu nếu ngâm chung còn phát sinh chất độc, kị nhau. Như khi ngâm rượu tắc kè, nếu không bỏ mắt và nội tạng thì sẽ dễ bị nhiễm độc..
Với rượu tự nấu tại nhà, TS Nguyễn Duy Thịnh từng cho hay, các bước gồm có chọn nguyên liệu, lên men, đường hóa... Nếu không làm kỹ càng có thể khiến nhiễm độc do nguyên liệu bị nấm mốc hoặc chứa độc tố đi vào rượu.
Ở nước ta, những ngày trong và sau Tết, số trường hợp bệnh nhân nhập viện do ngộ độc rượu chủ yếu là do uống phải rượu giả và không kiểm soát lượng tiêu thụ.
TS. BS Nguyễn Kim Sơn (Bệnh viện Bạch Mai) có chia sẻ thêm: “Ngoài nguyên nhân chính gây ra ngộ độc rượu là do uống phải rượu dởm hoặc uống quá nhiều, thì còn có nguy cơ ngộ độc từ các loại rượu tự nấu hay rượu ngâm. Phương thức chưng cất thủ công của các loại rượu tự nấu không đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nên nguy cơ ngộ độc là rất lớn.”
Khó phân biệt say rượu và ngộ độc rượu
Ngộ độc rượu không phải là chuyện quá xa lạ với chúng ta, gần đây nhất phải kể đến vụ ngộ độc rượu Hà tại Quảng Ninhkhiến 6 người tử vong. Vậy làm thể nào để có nhận biết được những biểu hiện của người bị ngộ độc rượu để có thể chủ động phòng tránh.
TS. BS Nguyễn Kim Sơn cho hay, người bị say rượu hay ngộ độc rượu đều hoa mắt, loạng choạng. Chính điều này khiến mọi người không nhận ra đó là đang bị ngộ độc.
Thông thường, người bị ngộ độc rượu sẽ được đưa thẳng đến cơ sở y tế mà không qua sơ cứu. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp được sơ cứu bằng những kinh nghiệm truyền miệng như: bôi vôi vào lòng bàn chân người bệnh, uống nước lá dong, uống mật ong pha loãng… Đây cung là một điều đáng lo ngại.
TS. BS Nguyễn Kim Sơn cho hay: "Người ngộ độc rượu là những người không làm chủ được bản thân, nên khi cho uống nước lá dong, mật ong pha loãng để gây nôn và giải quyết được vấn đề hạ đường huyết của bênh nhân nhưng sợ nhất là khi gây nôn xong người bệnh sẽ hít ngược trở lại phổi và dẫn đến tử vong.”
Bên cạnh đó TS. BS Nguyễn Kim Sơn cũng nhắc nhở về sai lầm khi để cho người uống rượu say rồi đi ngủ, vì trong vì một số trường hợp người uống bị hôn mê trong khi ngủ dẫn đến tử vong.
Để tránh những biến chứng nguy hiểm, TS. BS Nguyễn Kim Sơn khuyên, cần tạo điều kiện cho người bị ngộ độc rượu ở nơi tránh gió lùa, uống sữa nóng hay trà nóng, cởi khuy áo cho dễ thở, cho nằm úp, cho người bị ngộ độc nôn hết rượu trong người ra ngoài.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp