Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Rủi ro nào phía sau sự tăng trưởng mạnh mẽ của Ethereum?

Tiền điện tử

08/05/2021 18:05

Ethereum đã có sự tăng trưởng vượt trội so với các đối thủ tiền điện tử lớn khác trong năm nay, nhờ sự hỗ trợ của tài chính phi tập trung (DeFi). Tuy nhiên, nó sẽ phải đổi mặt với những trở ngại mới có thể làm ngăn chặn đà tăng này.

Với mức tăng giá hơn 350% trong năm nay, Ethereum có giá trị vốn hóa thị trường lớn thứ hai sau Bitcoin, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức về cách thức hoạt động có thể ngăn đồng coin này vượt các đối thủ lớn của mình.

Trong thế giới tiền điện tử, thuật ngữ "ethereum" và "ether" đã trở thành đồng nghĩa. Về mặt kỹ thuật, "ethereum" là mạng blockchain trong đó các ứng dụng phi tập trung được nhúng. Trong khi đó, "ether" là mã thông báo hoặc tiền tệ cho phép hoặc thúc đẩy việc sử dụng các ứng dụng này.

Ethereum đã có một năm vượt trội nhờ DeFi

Vốn hóa thị trường của Ethereum vào hôm 7/5 là 410 tỷ USD, đứng thứ hai sau Bitcoin với hơn 1.000 tỷ USD, theo công cụ theo dõi dữ liệu CoinGecko.com. 

Trong khi đó, Bitcoin đã tăng khiêm tốn hơn 97% trong năm nay. Kể từ khi đạt mức cao nhất mọi thời đại gần 65.000 USD vào giữa tháng 4, Bitcoin đã thực sự giảm khoảng 18%.

ethereum2.jpg
Vốn hóa thị trường của Ethereum vào hôm 7/5 là 410 tỷ USD, đứng thứ hai sau Bitcoin.

Mặt khác, ngày càng nhiều tổ chức quan tâm đến Ethereum khiến nhu cầu đối với loại tiền điện tử này tăng lên, nhưng nguồn cung lại bị hạn chế. Theo Kraken Intelligence, một blog nghiên cứu từ sàn giao dịch tiền điện tử Kraken, nguồn cung cấp mã thông báo trong các sàn giao dịch vào tháng 4 đã đạt mức thấp nhất trong gần 2 năm qua.

Bradley Kam, CEO của nhà cung cấp tên miền blockchain, Unstoppable Domains, cho biết: "Ethereum không chỉ là một đồng xu. Đó là toàn bộ hệ sinh thái cho phép các ứng dụng khác dựa theo".

Trung tâm sự phát triển của Ethereum là DeFi, đề cập đến các nền tảng tiền điện tử ngang hàng tạo điều kiện cho vay bên ngoài các tổ chức ngân hàng truyền thống. Nhiều trang web chạy trên mạng ethereum, sử dụng mã nguồn mở với các thuật toán đặt giá theo thời gian thực dựa trên cung và cầu.

Dữ liệu của DeFi Pulse cho thấy, giá trị bị khóa - tổng số khoản vay trên nền tảng DeFi - là 79 tỷ USD vào hôm 7/5, tăng gần 600% so với 11 tỷ USD vào tháng 10.

Tuy nhiên, DeFi cũng có vấn đề của nó. Nghiên cứu của Dune Analytics cho thấy, khoảng  2 - 5% giao dịch trên các sàn giao dịch phi tập trung dựa trên Ethereum không thành công do các biến chứng như trượt giá hoặc giá không đủ "gas" (Gas được hiểu là những khoản phí cần thiết để thực hiện thành công một giao dịch trên blockchain Ethereum).

ethereum3.jpg
Ngày càng nhiều tổ chức quan tâm đến Ethereum khiến nhu cầu đối với loại tiền điện tử này tăng lên từng ngày.

Ví dụ: Từ ngày 15/4 đến ngày 21/4, khoảng 1,1 triệu giao dịch đã được thực hiện trên Uniswap, một giao thức DeFi được sử dụng để trao đổi tiền điện tử. Trong số đó, 241.262 lần không thành công, đại diện cho số lượng giao dịch thất bại lớn nhất trên toàn bộ mạng Ethereum, theo dữ liệu từ nền tảng phân tích Etherscan và Dune Analytics.

Alex Wearn, CEO tại sàn giao dịch tiền điện tử IDEX, cho biết: "DeFi được định sẵn cho sự tăng trưởng theo số liệu, nhưng sự tăng trưởng đó vốn đi kèm với rủi ro".

Ông nói: “Các vấn đề như giao dịch thất bại và 'chạy trước không tinh tế', khiến người dùng mất hàng triệu USD mỗi ngày”. Việc "chạy trước không tinh tế" mà ông đề cập tức là việc thực hiện giao dịch đầu tiên trong hàng đợi thực hiện ngay trước một hợp đồng tương lai đã biết. 

"Những vấn đề này làm giảm sự hấp dẫn của các sản phẩm đối với nhiều đối tượng và cuối cùng là cản trở sự phát triển của hệ sinh thái", ông nói thêm. Wearn ước tính rằng, hơn 285 triệu USD đã bị mất trong các vụ hack DeFi trong năm nay.

Những người ủng hộ nói rằng, các trang web DeFi đại diện cho tương lai của dịch vụ tài chính, cung cấp một cách tiếp cận rẻ hơn, hiệu quả hơn cho mọi người cũng như các công ty truy cập và cung cấp tín dụng.

Khả năng cạnh tranh

Những người tham gia vào thị trường cho biết, Ethereum bị cản trở vì mạng lưới không có khả năng mở rộng quy mô, việc thực hiện giao dịch chậm, đồng thời người dùng phải trả phí cao khi giao dịch.

Trong khi đó vào năm ngoái, giai đoạn đầu tiên của bản nâng cấp có tên Ethereum 2.0 được tung ra nhằm giải quyết các vấn đề công nghệ của mạng về tốc độ, hiệu quả và khả năng mở rộng.

ethereum2.0.jpg
Vào năm ngoái, một bản nâng cấp có tên Ethereum 2.0 được tung ra nhằm giải quyết các vấn đề công nghệ của mạng về tốc độ, hiệu quả và khả năng mở rộng.

Tuy nhiên, John Wu, chủ tịch của AVA Labs, một nền tảng mã nguồn mở cho các ứng dụng tài chính, chỉ ra rằng kế hoạch chuyển sang Ethereum 2.0 đã được thực hiện trong nhiều năm. “Các mốc thời gian liên tục bị trì hoãn”, ông nói.

Ngoài ra, Ethereum cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các mạng như Avalanche của AVA Labs và Binance Smart Chain, những mạng này cũng tương thích với các tài sản và ứng dụng của Ethereum.

Dữ liệu từ AVA Labs cho thấy, người dùng đã chuyển hơn 170 triệu USD cho Avalanche từ Ethereum kể từ tháng 2.

Động lực mới

Tin tức tích cực là sẽ có một sự điều chỉnh kỹ thuật được gọi là EIP (đề xuất cải tiến Ethereum) 1559, dự kiến ​​sẽ có hiệu lực vào tháng 7. Điều chỉnh này được cho là làm giảm nguồn cung Ethereum và tạo ra lực đẩy cho đồng tiền kỹ thuật số này.

Các nhà phân tích cho biết, điều chỉnh EIP-1559 nhằm mục đích giảm sự biến động của phí Ethereum bằng cách giới thiệu một cơ chế để đốt một số phí giao dịch, từ đó làm chậm việc phát hành mã thông báo.

Các nhà phân tích cho rằng, tác động lên giá của Ethereum có thể tương tự như sự kiện giảm một nửa Bitcoin. Khi đó, một sự điều chỉnh đã làm giảm nguồn cung của Bitcoin và đẩy giá của nó lên mức cao kỷ lục.

NHẬT SANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement