Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Rực rỡ sắc màu bánh trôi, bánh chay ngày Tết Hàn thực

Du lịch & Ẩm thực

22/04/2023 11:17

Hàn Thực là ngày Tết diễn ra vào mồng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Theo nghĩa chữ Hán, "Hàn" là lạnh, "thực" là ăn, "Tết Hàn thực" là tết ăn đồ lạnh. Hàng năm, vào dịp này, các gia đình đều chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay để thờ cúng Phật và cúng ông bà, tổ tiên.

Tết Hàn thực 2023 rơi vào ngày 3/3 Âm lịch, tức ngày thứ Bảy 22/4 Dương lịch. Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc song Tết Hàn thực của người Việt vẫn mang đậm những sắc thái riêng. Đây là dịp để người Việt hướng về nguồn cội, tưởng nhớ ân đức tổ tiên.  

Rực rỡ sắc màu bánh trôi, bánh chay ngày Tết hàn thực - Ảnh 1.

Mâm cúng Tết hàn thực.

Ở miền Bắc, món bánh truyền thống trong ngày Tết Hàn thực chính là bánh trôi nước. Món bánh trắng trắng, tròn tròn này là cảm hứng của rất nhiều tác phẩm nghệ thuật. Nhưng ngay cả khi chẳng có một tâm hồn mộng mơ, thi sĩ đi nữa, bánh trôi nước chắc chắn vẫn là món ăn gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người. 

Rực rỡ sắc màu bánh trôi, bánh chay ngày Tết hàn thực - Ảnh 2.

Nhìn thấy bánh trôi bánh chay như nhìn thấy một miền kí ức xưa cũ đẹp đẽ, ăm ắp tiếng cười đùa...

Cứ đến ngày Tết Hàn thực, người người nhà nhà lại nô nức chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay. Theo đó, bánh được làm từ thứ bột gạo nếp thơm mát, chút đường đỏ làm nhân. Sau khi nặn xong, chỉ cần thả bánh vào nồi nước đang sôi, khi bánh nổi lên mặt nước là báo hiệu bánh đã chín. 

Khi ăn rắc chút vừng hoặc chút nước đường lên trên và thưởng thức. Với mùi thơm phức đặc trưng của bánh trôi, bánh chay đã làm không khí tết dường như trở nên sôi động và ý nghĩa hơn.

Rực rỡ sắc màu bánh trôi, bánh chay ngày Tết hàn thực - Ảnh 3.

Hai thứ bánh trôi và chay đều làm từ bột gạo nếp thơm.

Ngày nay, bánh trôi được biến tấu nhiều màu sắc hơn từ các nguyên liệu tạo màu tự nhiên. Chẳng hạn, khi nhồi bột, người ta thêm màu đỏ từ gấc, hồng từ củ dền, xanh từ hoa đậu biếc, vàng từ bột nghệ hoặc bột hạt dành dành,...

Rực rỡ sắc màu bánh trôi, bánh chay ngày Tết hàn thực - Ảnh 6.

Từ 6 giờ sáng ngày Tết Hàn thực (ngày 3.3 Âm lịch), người dân Thủ đô đã "rồng rắn" xếp hàng dài mua bánh trôi, bánh chay ở cửa hàng nổi tiếng nằm trên phố Ngô Thì Nhậm.

Mặc dù là món ăn truyền thống song vào ngày Tết Hàn thực, một số người thuộc các trường hợp dưới đây không nên ăn nhiều bánh trôi, bánh chay:

- Người bị đái tháo đường: Do nhân bánh trôi chứa đường, chứa nhiều chất ngọt nên những người bị đái tháo đường không nên ăn món này để tránh chỉ số đường trong máu vượt ngưỡng quá cao.

- Người béo phì: Người thừa cân, béo phì cần hạn chế tinh bột. Bánh trôi lại làm hoàn toàn bằng bột gạo nên đây cũng là món ăn không dành cho người béo phì.

Rực rỡ sắc màu bánh trôi, bánh chay ngày Tết hàn thực - Ảnh 5.

Hiện nay, Tết Hàn thực được dâng cúng cả bánh trôi nhiều màu, ngũ sắc.(5 màu cơ bản theo thuyết Ngũ hành)

- Người bị tim mạch, dạ dày: Nếu ăn quá nhiều bánh trôi có thể làm tăng gánh nặng cho việc lưu thông máu khiến tim mệt. Bánh trôi còn thúc đẩy bài tiết acid dạ dày làm cho bệnh tình của bệnh nhân bị đau dạ dày thêm trầm trọng.

- Người có hệ tiêu hóa kém: Bánh trôi làm chủ yếu từ bột nếp, nếu ăn nhiều có thể gây nóng, đầy bụng, ợ hơi, không phù hợp với người có hệ tiêu hóa kém như người cao tuổi và trẻ nhỏ.

(Nguồn: Tổng hợp)

THANH TRÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement