Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Robinhood tham vọng định giá 35 tỷ USD trong đợt IPO sắp tới

Chứng khoán

22/07/2021 16:17

IPO rất được mong đợi này sẽ khiến những tỷ phú đồng sáng lập của Robinhood - Vlad Tenev, 34 tuổi và Baiju Bhatt, 36 tuổi sẽ thêm hàng tỷ USD vào tài sản của họ.

Theo Forbes, hồ sơ Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) được hoàn thiện vào ngày 19/7, Robinhood kỳ vọng sẽ đạt giá trị 35 tỷ USD, nghĩa là hai nhà đồng sáng lập của của doanh nghiệp này sẽ thêm hàng tỷ USD vào tài sản của họ.

Nhưng đây cũng là thời điểm mà Robinhood đang chịu sự soi xét của giới chức Mỹ vì những hoạt động giao dịch chứng khoán của mình.

Việc IPO rất được mong đợi này sẽ khiến những tỷ phú đồng sáng lập của Robinhood - Vlad Tenev, 34 tuổi và Baiju Bhatt, 36 tuổi sẽ càng giàu có hơn.

Theo hồ sơ cập nhật, Tenev nắm giữ 54,3 triệu cổ phiếu loại B (chỉ những cổ phiếu được cung cấp bởi quĩ tương hỗ mở, là một trong các lớp cổ phiếu có sẵn cho các nhà đầu tư cá nhân), trong khi Bhatt có 80,2 triệu cổ phiếu. Hai nhà đồng sáng lập đều có kế hoạch bán khoảng 1,25 triệu cổ phiếu loại A (là hạng mục cổ phiếu phổ thông dành cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ, thường có một mức phí gia nhập khi được giao dịch thông qua một bên trung gian) như một phần của thương vụ.

https-specials-images-1626925755.jpg
Đồng sáng lập Robinhood - Baiju Bhatt và Vladimir Tenev. Ảnh: Forbes.

Theo Forbes tính toán, ở mức 40 USD mỗi cổ phiếu - tại điểm giữa của phạm vi chào bán được đề xuất - cổ phần của Tenev trong Robinhood sẽ trị giá khoảng 2,2 tỷ USD và của Bhatt sẽ trị giá 3,2 tỷ USD.

Công ty môi giới với mức chiết khấu ưu đãi sử dụng thiết bị di động này đã đi tiên phong trong các giao dịch cổ phiếu không có hoa hồng - đặt mục tiêu huy động được 2,3 tỷ USD trong lần ra mắt thị trường công khai có thể diễn ra vào đầu tuần tới. Theo bản cáo bạch mới nhất, công ty có kế hoạch bán tổng cộng 55 triệu cổ phiếu với phạm vi từ 38 USD đến 42 USD mỗi cổ phiếu, giao dịch dưới mã “HOOD”.

Tính đến các giải thưởng khác nhau và các đơn vị cổ phiếu bị hạn chế, sau khi IPO kết thúc, Tenev và Bhatt mỗi người sẽ sở hữu 7,9% cổ phần của công ty và nắm giữ tất cả các cổ phiếu loại B, có 10 phiếu bầu trên mỗi cổ phiếu, theo hồ sơ. Tổng cộng, Tenev sẽ có 26,2% quyền biểu quyết, trong khi Bhatt sẽ có 39%.

Ttheo Forbes, định giá thị trường tư nhân cuối cùng của Robinhood là 11,7 tỷ USD, sau một vòng gọi vốn vào tháng 9/2020. Mức định giá đó đã khiến Tenev và Bhatt trở thành tỷ phú, mỗi người trị giá 1 tỷ USD. 

Hồ sơ ban đầu của Robinhood từ đầu tháng này cũng tiết lộ một kế hoạch thưởng cổ phiếu có thể kiếm thêm cho những người đồng sáng lập Tenev và Bhatt hàng tỷ USD trong những năm tới. Vào cuối tháng 5, hội đồng quản trị của Robinhood đã phê duyệt các mức thưởng lần lượt là 22.200.000 và 13.320.000 đơn vị cổ phiếu hạn chế cho Tenev và Bhatt, sẽ được trao trong 8 năm sau khi IPO tùy thuộc vào cách cổ phiếu của công ty hoạt động như thế nào.

Nếu Tenev và Bhatt đạt được từng mốc cổ phiếu dựa trên giá này, Robinhood sẽ đạt 120 USD/cổ phiếu đến 300 USD / cổ phiếu, tổng giải thưởng sẽ trị giá hơn 7,5 tỷ USD dựa trên giá hiện tại. Tenev có thể kiếm thêm 4,7 tỷ USD, trong khi Bhatt có thể kiếm hơn 2,8 tỷ USD.

Cặp đôi đồng sáng lập Robinhood vào năm 2012, sau khi gặp nhau khi còn là sinh viên đại học tại Đại học Stanford vào năm 2005. Họ ra mắt ứng dụng giao dịch vào năm 2013 chỉ trong chưa đầy 10 năm, Robinhood đã từ 1 start-up trở thành ứng dụng chứng khoán đình đám nhất mùa dịch COVID-19 và bây giờ là màn IPO được trông đợi.

robin200721-16268003001731457613836.png
Ảnh: Getty Images

Nhìn lại lịch sử, những năm 90 của thế kỷ trước, các nền tảng giao dịch đã sớm xuất hiện tại Mỹ như Ameritrade hay Etrade, mở đường cho các nhà đầu tư cá nhân được tham gia giao dịch. Nhưng kèm với đó là phí trung gian cao ngất ngưởng, từ vài trăm cho tới cả nghìn đô la Mỹ 1 năm.

Robinhood ra đời năm 2015 đã thay đổi điều đó. Nhà đồng sáng lập Baiju Bha, từng phát biểu rằng mục tiêu của Robinhood là dân chủ hoá hệ thống tài chính, khi đặt quyền hạn vào tay những nhà đầu tư cá nhân. Không những miễn phí giao dịch, mà còn tiên phong trong việc cho phép mua cổ phiếu chia tách.

Robinhood là doanh nghiệp đi tiên phong trong giao dịch không có hoa hồng phá vỡ toàn bộ ngành công nghiệp môi giới và cuối cùng dẫn đến các đối thủ lớn hơn như E-Trade, Schwab và TD Ameritrade đều phải tuân theo bằng cách cắt giảm phí. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020, hoạt động kinh doanh của Robinhood đã phát triển theo cấp số nhân, đưa số lượng người dùng của doanh nghiệp này lên hơn 21 triệu người khi việc sử dụng ứng dụng để mua bán cổ phiếu và các tùy chọn khác trong thời gian cách ly tại nhà, điều này đã giúp họ trở nên phổ biến.

Tuy nhiên, quá trình đi lên của Robinhood không phải là không có những khó khăn mà thậm chí những khó khăn đó đang ngày càng tăng. Công ty đã bị bủa vây bởi các vấn đề kỹ thuật và sự giám sát của quy định.

robinhood_800x533_l_1595405475.jpg

Mới tháng trước, Robinhood đã bị phạt kỷ lục 70 triệu USD bởi cơ quan quản lý FINRA nhằm vào thông tin giả và sai lệch trong vụ sập hệ thống hồi tháng 3/2020.

Nhà chức trách yêu cầu Robinhood phải tuân thủ quy tắc bảo vệ nhà đầu tư và thị trường.

Vào tháng 6/2020, Forbes lần đầu tiên báo cáo rằng một khách hàng 20 tuổi của Robinhood - Alex Kearns - đã chết do tự tử sau khi thấy số dư âm 730.000 USD trong tài khoản của mình.

Sự việc càng đáng buồn hơn khi Kearns đã nhầm lẫn về số tiền mà cậu sẽ thua lỗ trên giao dịch quyền chọn. Cậu tin rằng mình đã lỗ 730.165 USD nhưng trên thực tế tài khoản của cậu vẫn dương 16.000 USD.

Hai ngày sau, những người sáng lập Robinhood cam kết thắt chặt các tiêu chí về tính đủ điều kiện, tài nguyên giáo dục và nâng cấp giao diện người dùng cho các tùy chọn giao dịch của khách hàng. Gia đình Kearns đã kiện Robinhood vào tháng 2.

Robinhood cũng hứng chịu sự bức xúc của công chúng vì cách doanh nghiệp này kiếm tiền. Tháng 8 năm ngoái, một cuộc điều tra của Forbes đã chỉ ra cách công ty tạo ra phần lớn doanh thu giao dịch từ các giao dịch quyền chọn đầu cơ do khách hàng thực hiện.

Một phần lớn doanh thu giao dịch của Robinhood - hơn 80%, theo hồ sơ của SEC đến từ cái gọi là “Payment for order flow - Thanh toán cho luồng lệnh hay còn được hiểu là khoản bồi thường mà nhà môi giới nhận được cho việc định tuyến các giao dịch để thực hiện giao dịch”, về cơ bản hơn một nửa số đơn đặt hàng của khách hàng thuộc Robinhood được chuyển đến đối tác thị trường lớn nhất là Công ty chứng khoán Citadel.

Robinhood là một trong những công ty đã tận dụng sự điên cuồng của giao dịch tiền điện tử vào đầu năm nay.

Công ty tiết lộ trong hồ sơ IPO của mình rằng hơn 9,5 triệu khách hàng đã sử dụng nền tảng của mình để giao dịch 88 tỷ USD tiền điện tử.

Cơn sốt doge-mania ảnh hưởng đến thị trường cũng mang lại lợi ích cho Robinhood. Công ty đã tiết lộ rằng hơn một phần ba doanh thu từ giao dịch tiền điện tử trong quý 1 của họ là từ giao dịch Dogecoin.

Sự bùng nổ trong lĩnh vực kinh doanh dựa trên tiền điện tử của công ty cũng đã làm dấy lên những lo lắng từ các nhà quản lý. Đầu tháng này, SEC đã trì hoãn việc IPO của Robinhood do những lo ngại liên quan đến phần giao dịch tiền điện tử trong mô hình kinh doanh của Robinhood.

Mặc dù các chi tiết cụ thể của sự chậm trễ này không rõ ràng, nhưng nó cho thấy tiền điện tử đang nằm trong tầm ngắm của các nhà quản lý, thậm chí họ sẽ còn thắt chặt hơn nữa với một công ty như Robinhood khi chuẩn bị niêm yết trên sàn chứng khoán.

LAN ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement