Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Rau củ mọc mầm, nên ăn loại nào nên vứt loại nào?

Sức khỏe

18/04/2020 09:19

Giữa dịch COVID, trữ thực phẩm nhiều ăn không kịp một số loại củ quả nảy mầm. Bạn băn khoăn loại nào nảy mầm thi ăn được, loại nào phải vứt ngay?

Đang trong thời gian thực hiện cách ly xã hội nên nhiều người mua thực phẩm cất giữ, hạn chế phải ra ngoài nhiều. Tình huống dở khóc dở cười là các loại củ, quả chưa kịp ăn đã nảy mầm. 

Hầu như ai cũng biết khoai tây nảy mầm sẽ sản sinh độc tố, vậy những loại củ quả khác thì sao? Loại nào sản sinh chất độc hại sức khỏe, loại nào nảy mầm thì nhiều dinh dưỡng?

Nhóm rau, củ, quả khi mọc mầm cần phải vứt ngay

Khoai tây

Rau củ mọc mầm, nên ăn loại nào nên vứt loại nào?

Đây được đánh giá là loại củ độc nhất khi mọc mầm bởi chúng sẽ sinh ra solanine. Đây là 1 chất có hàm lượng độc tố vượt xa mức tiêu chuẩn cho phép có thể gây tê liệt trung thu thần kinh, ăn mòn dạ hay, tán huyết… Thậm chí, dù bạn có cắt bỏ chỗ mầm đi hoặc chế biến kỹ lưỡng thì cũng không thể loại đảm bảo được an toàn khi ăn vào.

Theo đấy, việc ăn khoai tây mọc mầm dễ khiến bạn bị chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn, đau dạ dày,… Trường hợp nghiêm trọng hơn là sốt, co giật và nếu không đến gặp bác sĩ kịp thời thì có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Khoai lang

Rau củ mọc mầm, nên ăn loại nào nên vứt loại nào?

Loại củ này khi mọc mầm vốn dĩ không độc. Tuy nhiên, khi nảy mầm, lớp biểu bì của khoai lang dễ xuất hiện đốm đen, sinh ra nấm mốc. Bấy giờ, độc tố sẽ hình thành. Đó là ipomeamarone làm cho khoai bị đắng, khi ăn vào có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng gan của con người. Dù được đun nấu ở nhiệt độ cao thì nó vẫn có khả năng tồn tại và gây hại.

Lạc (đậu phộng)

Rau củ mọc mầm, nên ăn loại nào nên vứt loại nào?

Loại thực phẩm này khi bị mốc hoặc nảy mầm có thể sinh ra aflatoxin. Đây là độc tố có thể tồn tại ở nhiệt độ rất cao, khi có cơ hội xâm nhập vào cơ thể con người, chúng sẽ làm tăng nguy cơ gây ung thư.

Gừng

Rau củ mọc mầm, nên ăn loại nào nên vứt loại nào?

Gừng bị dập nát, héo, mọc mầm hay mềm nhũn đều gây độc. Chất độc được sinh ra thường là lưu huỳnh, nó có khả năng làm tổn hại đến gan, hạn chế khả năng bài tiết và sinh những bệnh về gan. Vì thế, đây cũng là loại thực phẩm được khuyến cáo không nên ăn khi không còn tươi.

Củ sắn (củ đậu)

Rau củ mọc mầm, nên ăn loại nào nên vứt loại nào?

Khi củ sắn mọc mầm sẽ sinh ra chất alkaloid solanine, chính điều này khiến cho thực phẩm này trở thành loại củ cực độc. Chất độc này có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, ói mửa, đau tức ngực và thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng. Để bảo vệ sức khỏe của mình bạn không ăn những củ đã mọc mầm và khi chế biến phải gọt vỏ thật kĩ, cắt bỏ hai đầu củ và luộc chín.

Những loại củ quả nảy mầm chứa nhiều dinh dưỡng

Ngược lại hoàn toàn nhóm trên, những loại rau, củ quả dưới đây khi mọc mầm chẳng những không độc mà còn mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Bạn vẫn có thể dùng chúng để chế biến các món ăn ngon mà không phải lo ngại.

Tỏi

Rau củ mọc mầm, nên ăn loại nào nên vứt loại nào?

Củ tỏi nảy mầm hoàn toàn không sinh ra chất độc hại. Ngược lại, chúng còn có nồng độ oxy hóa cao hơn nhiều lần so với tỏi tươi thông thường. Vì thế, khi ăn thực phẩm này, bạn có thể an tâm hoàn toàn. Chúng còn có thể hỗ trợ chống lão hóa và ngăn ngừa 1 số bệnh lý, trong đó có ung thư.

Đậu nành (đậu tương)

Rau củ mọc mầm, nên ăn loại nào nên vứt loại nào?

Đối với đậu tương nảy mầm, hàm lượng các chất dinh dưỡng có lợi như protein, vitamin C… sẽ tăng đáng kể. Song song đó, đường và chất béo gây hại sẽ giảm đi. Bởi vậy, loại đậu này nằm trong nhóm dinh dưỡng mà bạn không nên bỏ qua.

Đậu Hà Lan

Rau củ mọc mầm, nên ăn loại nào nên vứt loại nào?

Hàm lượng microgram cũng sẽ tăng khi đậu Hà Lan nảy mầm. Chất này rất tốt cho cơ thể nên nó cũng nằm trong nhóm thực phẩm sạch, an toàn và dinh dưỡng.

Gạo lứt

Rau củ mọc mầm, nên ăn loại nào nên vứt loại nào?

Gạo lứt được xem là loại thực phẩm dinh dưỡng xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc dân gian bồi bổ cơ thể. Tuy nhiên, loại gạo này lại có nhược điểm là khó tiêu, mùi vị khó nuốt. Khắc phục những điều này, gạo lứt để nảy mầm rồi chế biến món ăn sẽ dễ ăn, dễ tiêu hơn và bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho cơ thể.

Ngoài ra, hành tím cũng được xem là loại củ không gây độc khi nảy mầm. Bên cạnh đó, nó cũng không có lợi và không tạo ra dưỡng chất nên không được xếp vào 2 nhóm trên.

Hạt tam giác mạch

Rau củ mọc mầm, nên ăn loại nào nên vứt loại nào?

Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng hạt cây tam giác mạch nảy mầm có khả năng làm hạ huyết áp, ức chế gan nhiễm mỡ. Và với hàm lượng chất xơ trong khẩu phần tăng lên, giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn.

Bảo quản rau, củ, quả đúng cách để không mọc mầm

Với nhóm thực phẩm sinh độc khi nảy mầm, để tránh tình trạng đó xảy ra, bạn cần “bỏ túi” cách bảo quản hợp lý. Chẳng hạn như:

- Khoai tây, khoai lang nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát.
- Hành, tỏi khi mua về nên mang phơi nắng cho tới khi lớp vỏ mỏng bên ngoài bong ra rồi mang vào, để nơi thoáng, tránh ẩm ướt.
- Đậu phộng nên phơi khô, bóc bỏ vỏ rồi cho vào hũ hay lọ thủy tinh kín hơi thì sẽ bảo quản được lâu hơn.
- Với gừng, hãy để để chúng trong ngăn mát tủ lạnh. Lưu ý là nên cho vào hũ, hộp đựng để gừng không bị khô và phai mùi.

Đến đây, các bạn đã biết lên phương án cho mớ củ quả lên mầm trong bếp như thế nào rồi phải không? 

AN LY (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement