Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Rất đông người ra đường "bỏ quên ý thức ở nhà"

Dân sinh

28/02/2017 02:56

Tham gia diễn đàn Xây dựng văn hóa giao thông, bạn đọc Quang Kiệt cho rằng những vi phạm như chạy xe trên vỉa hè, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, vào đường cấm, lấn làn... đang diễn ra hằng ngày ở TP.HCM.

Chỉ một quãng ngắn trên cung đường tôi vẫn đi lại hằng ngày để đến nơi làm việc, từ Q.Bình Thạnh đến Q.1 (TP.HCM), cũng đã có không ít câu chuyện về việc vi phạm Luật giao thông và ý thức quá kém của nhiều người khi đi lại trên đường.

Đủ kiểu vi phạm

Ngã tư Vũ Tùng - Bùi Hữu Nghĩa (Q.Bình Thạnh). Đèn đỏ bật sáng nhưng hôm ấy ngoài tôi ra, chỉ có 1-2 xe khác dừng lại, còn tất cả cứ lờ đi, chạy qua luôn. Một người cha chở cậu con khoảng 6-7 tuổi đi học, bé tỏ ra hoảng hốt, la rất lớn:

“Đèn chưa xanh mà sao ba chạy vậy ba?”. Mặc kệ lời của bé, người cha vẫn cho xe rẽ trái dù đèn vẫn đang đỏ và đồng hồ vẫn đang đếm ngược còn hơn chục giây mới qua đèn xanh.

Cách đó không xa, đầu đường Bùi Hữu Nghĩa (Q.Bình Thạnh) có bảng cấm tất cả các xe chạy vào. Tôi đi đến đây thường rẽ trái từ Lê Quang Định vào Bạch Đằng rồi đi Võ Trường Toản trước khi quay ra Bùi Hữu Nghĩa.

Nhưng nhiều người không chọn cách đi ấy mà cố tình đi vào đường cấm chỉ vì muốn đi nhanh hơn, bất chấp việc vi phạm Luật giao thông và gây nguy hiểm cho những người tuân thủ đúng luật.

Người đi xe máy không những vi phạm đi vào đường ngược chiều mà còn đi trên vỉa hè. Ảnh chụp trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.1, TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tương tự, đầu đường Huỳnh Khương Ninh (Q.1) có gắn biển cấm các phương tiện đi từ Đinh Tiên Hoàng vào.

Chỉ cần đứng ở đây tầm 10 phút, tôi đã đếm được có hơn 40 xe vi phạm, chủ yếu là xe máy với đủ thành phần, từ thanh niên đến người lớn tuổi, phụ nữ lẫn nam giới, đa số chạy thẳng từ Huỳnh Khương Ninh vào Nguyễn Văn Giai và ngược lại, dù cơ quan chức năng đã cho lắp dải phân cách, biển báo phân luồng và mặc cho lưu lượng xe đổ từ ngã tư Điện Biên Phủ gần đó vào khá lớn và tai nạn vì vậy luôn chực chờ.

Đừng trông chờtự ý thức

Đã có nhiều giải pháp, nhiều lời bàn được đưa ra, hầu như tất cả ý kiến đều hướng đến vấn đề ý thức đang ngày càng đi xuống, hay nói đúng hơn là tình trạng vô ý thức đến xem thường Luật giao thông, xem thường tính mạng người khác.

Thế nhưng, nếu chỉ kêu gọi sự tự ý thức thì có lẽ không bao giờ đủ và cũng chẳng bao giờ hiệu quả.

Tôi cho rằng cần phải có các biện pháp chế tài, xử phạt thật nặng các hành vi vi phạm Luật giao thông. Đồng thời việc xử phạt này phải được thực hiện mang tính răn đe, không vị nể, không có “vùng cấm”, không có miễn trừ.

Lực lượng xử phạt cũng phải thực hiện một cách công tâm, minh bạch, không vụ lợi, không trục lợi và nhất là không “giơ cao đánh khẽ”.

Văn hóa giao thông đúng là phải bắt đầu từ giáo dục và ý thức. Nhưng với một xã hội mà rất đông người dân ra đường là “bỏ quên ý thức ở nhà” thì không thể trông cậy vào hai chữ “ý thức” được mà phải dùng đến hình thức pháp trị để răn đe, nhắc nhở.

Có như vậy mới mong dần hình thành văn hóa khi tham gia giao thông. Biết nhường đường, biết đi đúng làn, dừng đúng vạch, biết chờ mấy chục giây đèn đỏ - những điều đó hẳn là không quá khó để thực hiện.

QUANG KIỆT
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement