Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Quyết sách mới chống dịch COVID: Xác địch cuộc chiến trường kỳ, sống chung với dịch cho đến khi có vaccine

Chính sách - Hạ tầng

22/08/2020 07:33

Kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống COVID-19 vào chiều 21/8, Thủ tướng nhận mạnh phải xác địch chống dịch COVID-19 là một cuộc chiến trường kỳ, chừng nào chưa có thuốc đặc trị và vaccine phòng dịch thì vẫn phải chung sống với dịch bệnh.

Trong 1 tháng cả nước đã thực hiện 421.444 xét nghiệm, gấp 5-6 lần cao điểm tháng 3 - 4

Chiều qua, 21/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 và một số địa phương. Cuộc họp tập trung sâu thảo luận các chủ trương, quyết sách mới trong bối cảnh hiện nay.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trên thế giới, dịch COVID-19 vẫn đang lây lan nhanh và chưa có dấu hiệu chững lại; kể từ đầu tháng 7/2020 đến nay, mỗi ngày ghi nhận khoảng 200.000 ca mắc mới và trên 5.000 ca tử vong. Dự báo, thời gian tới, dịch bệnh trên thế giới tiếp tục gia tăng, nhất là tại nhiều nước có quan hệ, kinh tế, thương mại và giao lưu lớn với Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh xác địch chống dịch COVID-19 là một cuộc chiến trường kỳ, phải chung sống với dịch bệnh cho đến khi có thuốc đặc trị và vaccine. Ảnh: VGP
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh xác địch chống dịch COVID-19 là một cuộc chiến trường kỳ, phải chung sống với dịch bệnh cho đến khi có thuốc đặc trị và vaccine. Ảnh: VGP

Tại Việt Nam (tính đến tối 21/8), cả nước ghi nhận 1.009 trường hợp mắc COVID-19 (trong đó có 376 trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài vào Việt Nam); 26 trường hợp tử vong.

Tình hình dịch bệnh tại Đà Nẵng, Quảng Nam đang trong tầm kiểm soát, số trường hợp mắc bệnh ghi nhận giảm trong tuần gần đây. Trong vài ngày tới, tại Đà Nẵng, Quảng Nam có thể vẫn sẽ ghi nhận những trường hợp mắc bệnh rải rác do nguồn lây bệnh đã có tại cộng đồng trước khi được khoanh vùng, khống chế.

Tại Hải Dương, tình hình dịch bệnh cũng cơ bản được kiểm soát, trong 3 ngày gần đây không phát hiện trường hợp mắc bệnh mới. Ổ dịch tại phố Ngô Quyền, thành phố Hải Dương với 12 trường hợp mắc bệnh đã được kiểm soát kịp thời. Hiện công tác truy vết, khoanh vùng, cách ly, xét nghiệm vẫn khẩn trương thực hiện, để nhanh chóng dập dịch dứt điểm.

Tính từ 23/7/2020 đến nay, cả nước đã thực hiện 421.444 xét nghiệm trong tổng số 843.688 xét nghiệm RT-PCR với công suất xét nghiệm gấp 5-6 lần so với giai đoạn cao điểm tháng 3-4/2020. Số lượng xét nghiệm trong gần một tháng qua bằng tổng số xét nghiệm trong 6 tháng của giai đoạn đầu. Cả nước có 71 đơn vị thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19 (công suất khoảng 34.000 mẫu/ngày).

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết tuần qua, mỗi ngày Đà Nẵng ghi nhận 2-6 ca nhiễm COVID-19, đa số trong đó nằm trong sự kiểm soát. Cũng mỗi ngày đều có 5-10 ca xuất viện, giảm tải được áp lực tại các bệnh viện.

Đà Nẵng đã triển khai các biện pháp đúng đắn, đồng bộ, kịp thời, tiến tới sẽ khống chế được dịch vào cuối tháng 8.

Từ 23/7 đến nay, cả nước đã thực hiện 421.444 xét nghiệm với công suất gấp 5-6 lần so với giai đoạn cao điểm tháng 3-4/2020. Ảnh: Bộ Y tế
Từ 23/7 đến nay, cả nước đã thực hiện 421.444 xét nghiệm với công suất gấp 5-6 lần so với giai đoạn cao điểm tháng 3-4/2020. Ảnh: Bộ Y tế

Về năng lực xét nghiệm, Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ cho biết hiện công suất xét nghiệm của ngành y tế Đà Nẵng đạt khoảng 13.000 mẫu/ngày. Đến nay, đã xét nghiệm 171.000 mẫu, xấp xỉ 1/3 số xét nghiệm cả nước, nhờ tăng số lượng các cơ sở xét nghiệm và áp dụng phương pháp xét nghiệm gộp nhóm. Năng lực xét nghiệm giúp Đà Nẵng "đón đầu", ngăn chặn việc lây nhiễm dịch.

Thủ tướng: Chúng ta xác địch chống dịch COVID-19 là một cuộc chiến trường kỳ

Về phòng, chống dịch COVID-19, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm các giải pháp đề ra theo tinh thần “chống dịch như chống giặc”, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm; tuyệt đối không chủ quan, bình tĩnh, chủ động ứng phó, bảo vệ tốt nhất sức khỏe và tính mạng của người dân.

Trước hết tập trung mọi nguồn lực khoanh vùng, dập dịch, xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch, nhất là ổ dịch ở Đà Nẵng, không để dịch bệnh lây lan.

Các địa phương xây dựng kịch bản ứng phó, phòng, chống dịch COVID-19; đồng thời giữ vững an ninh trật tự, đặc biệt là bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu cho nhân dân, không để tình trạng phức tạp xảy ra trên địa bàn.

 Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ dịch vẫn còn phức tạp nhưng đang trong tầm kiểm soát. Qua đợt dịch này, chúng ta rút ra nhiều bài học trong quá trình chỉ đạo, trong đó có tinh thần “thần tốc, thần tốc hơn nữa”, xét nghiệm nhanh, rộng, kịp thời, người dân ủng hộ, hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt, bảo đảm an toàn, vừa kiểm soát dịch bệnh nhưng vẫn thực hiện mục tiêu kép.

Xem xét kéo dài thời gian thực hiện một số chính sách, giải pháp hỗ trợ các thành phần kinh tế, người lao động, nhằm giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và bảo đảm an sinh xã hội. Ảnh: Zing
Xem xét kéo dài thời gian thực hiện một số chính sách, giải pháp hỗ trợ các thành phần kinh tế, người lao động, nhằm giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và bảo đảm an sinh xã hội. Ảnh: Zing

Thủ tướng nhấn mạnh chúng ta xác địch chống dịch COVID-19 là một cuộc chiến trường kỳ, chừng nào chưa có thuốc đặc trị và vaccine phòng dịch thì chúng ta vẫn phải chung sống với dịch bệnh.

“Chúng ta là nước mới thoát nghèo, chúng ta phải thực hiện mục tiêu kép, vừa khống chế bằng được COVID-19, chặn đứng nguồn lây ở các ổ dịch nhưng vẫn phải duy trì hoạt động kinh tế-xã hội ở mức độ cần thiết. Phải cương quyết, sát sao, tỉnh táo chỉ đạo 2 nhiệm vụ này. Không được để dịch bệnh lây lan bùng phát, cũng không để người dân lo lắng, bất ổn về cách ly xã hội ”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng yêu cầu cần tăng cường hệ thống xét nghiệm, nâng cao khả năng xét nghiệm lên một tầm mới, thủ tục đơn giản, tạo thuận lợi cho người dân xét nghiệm. Ngành y tế cần suy nghĩ về việc nhận diện, chẩn đoán sớm nguy cơ mắc COVID-19 đối với các bệnh nhân có biểu hiện, dù là nhẹ nhất. Tập trung bảo vệ nhóm rủi ro cao, là người có bệnh lý nền, người cao tuổi dễ bị tử vong. Không được để xảy ra ổ dịch, nhất là tại các bệnh viện, cơ sở y tế, vì đây là nơi chữa bệnh, dễ lây nhiễm.

Thủ tướng nhất trí với ý kiến cho rằng cần có chế tài bắt buộc phải đeo khẩu trang ở những nơi cần thiết. Cần có văn hóa ứng xử trong bối cảnh có dịch, đặc biệt là văn hóa đeo khẩu trang trong trường học, bệnh viện, trên phương tiện công cộng, ở nơi đông người.

Thủ tướng cho biết sẽ sớm sửa đổi chính sách hỗ trợ người lao động bị mất việc, không có thu nhập một cách thuận lợi hơn nữa, phương án này Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ sớm trình Chính phủ.

Không để đứt gãy nền kinh tế

Về các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, căn cứ tình hình và mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19, các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xem xét việc kéo dài thời gian thực hiện một số chính sách, giải pháp hỗ trợ các thành phần kinh tế, người lao động, nhằm giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và bảo đảm an sinh xã hội. Một số nội dung được yêu cầu tập trung là:

Quán triệt quan điểm chỉ đạo điều hành của Chính phủ, vừa quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19, vừa tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, không để đứt gãy các hoạt động kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm của năm 2020.

Từng bộ, ngành, địa phương thành lập Tổ công tác đặc biệt do các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Tổ trưởng, để phối hợp với Tổ công tác của Thủ tướng tập trung giải quyết các vướng mắc, thúc đẩy thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Các bộ, địa phương, tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp tập trung vượt qua khó khăn do dịch bệnh gây ra, triển khai quyết liệt nhiệm vụ cổ phần hóa theo kế hoạch.

Khẩn trương xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng các giải pháp về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế, các ngành, lĩnh vực, các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, người lao động bị tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.

Ngân hàng Nhà nước linh hoạt trong điều hành các công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho  sản xuất, kinh doanh do đại dịch COVID-19; đồng thời kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế. Chỉ đạo tổ chức tín dụng tiếp tục tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn vay với lãi suất hợp lý.

Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp về miễn, giảm, giãn các loại thuế, phí, lệ phí và cân đối thu chi ngân sách nhà nước.

Bộ Công Thương tập trung kích cầu tiêu dùng, phát triển thị trường trong nước, quản lý thị trường, giá cả, phòng chống buôn lậu, bảo vệ sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp về an sinh xã hội, lao động, việc làm, nhất là việc triển khai kịp thời, hiệu quả gói hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và đề xuất, kiến nghị phù hợp, kịp thời các biện pháp trong thời gian tới.

Về việc đặt hàng thực hiện xét nghiệm COVID-19, Chính phủ thống nhất với đề nghị của Bộ Y tế giao nhiệm vụ đặt hàng xét nghiệm COVID-19 cho các cơ sở y tế được Bộ Y tế công bố đủ điều kiện làm xét nghiệm này.

Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính ban hành mức giá dịch vụ xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 theo quy định của pháp luật về giá để thanh toán, quyết toán việc đặt hàng từ ngân sách nhà nước.

Hà Linh
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement