Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Quyền lực của cảnh sát Mỹ

Kinh tế thế giới

10/06/2020 13:29

Trong những thập kỷ qua, lực lượng cảnh sát Mỹ đã không ngừng tăng cường sức mạnh của mình. Lực lượng thực thi pháp luật này được cung cấp một nguồn ngân sách dồi dào, hiếm khi bị kiểm soát và luôn được luật pháp bảo vệ ở mức độ cao.

Đề xuất ngân sách gần đây nhất của thành phố Los Angeles dành cho lực lượng cảnh sát đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ trên các phương tiện truyền thông xã hội. Thị trưởng thành phố Eric Garcetti muốn cung cấp cho lực lượng cảnh sát một khoản ngân sách lớn hơn, khoảng hơn 1,8 tỷ USD (trong tổng ngân sách 5,4 tỷ USD của thành phố) - cao hơn ngân sách dành cho bất kỳ bộ phận nào khác.

Để so sánh, lĩnh vực xây dựng nhà ở và đầu tư công cộng dự kiến sẽ chỉ có ngân sách dưới 82 triệu USD. Khoản ngân sách này hiện chưa được phê duyệt. Dưới sức ép của xã hội, Thị trưởng Garcetti phải hứa sẽ dành một phần trong khoản ngân sách dự kiến dành cho cảnh sát để đầu tư cho cộng đồng người Mỹ gốc Phi và các dân tộc khác.

Mặc dù vậy khoản tiền dành cho cảnh sát vẫn còn khá lớn. Không phải chỉ riêng Los Angeles mới dành nguồn ngân sách lớn cho cảnh sát mà nhiều nơi khác cũng vậy, đặc biệt là ở các thành phố lớn.

Floyd là người Mỹ gốc Phi, anh đã chết ở thành phố Minneapolis khi bị một cảnh sát da trắng đè đầu gối lên cổ trong thời gian hơn 8 phút, trong khi ba cảnh sát khác đứng theo dõi vụ việc.
Floyd là người Mỹ gốc Phi, anh đã chết ở thành phố Minneapolis khi bị một cảnh sát da trắng đè đầu gối lên cổ trong thời gian hơn 8 phút, trong khi ba cảnh sát khác đứng theo dõi vụ việc.

Stuart Schrader, nhà xã hội học tại trường Đại học Johns Hopkins cho biết sở dĩ lực lượng cảnh sát được cung cấp nguồn tài chính lớn như vậy là do họ đã tích cực triển khai các hoạt động vận động hành lang từ nhiều năm trước, đỉnh điểm là vào những năm 90 của thế kỷ trước.

Trong một bài viết có tựa đề "Bảo vệ và phục vụ chính mình: lực lượng cảnh sát trong nền chính trị Mỹ từ những năm 1960", Schrader viết rằng Hiệp hội Cảnh sát trưởng quốc tế không chỉ nỗ lực hoàn thiện các quy định của pháp luật để chống lại các loại tội phạm, mà còn cố gắng làm cho các chính trị gia trở nên có trách nhiệm với lực lượng cảnh sát nhiều hơn, bằng cách đầu tư nhiều hơn cho lực lượng này.

Theo Schrader, do tỷ lệ tội phạm tiếp tục giảm dần nên đúng ra lực lượng cảnh sát phải giảm dần biên chế ở nhiều khu vực của đất nước. Nhưng, thay vì giảm biên chế, cảnh sát lại tăng cường bảo vệ “nguồn lực” của họ.

“Họ không dễ từ bỏ những khoản đầu tư lớn từ chính quyền dành cho họ; ngược lại họ ngày càng đặt lợi ích của mình lên trên nhiệm vụ chính của cảnh sát - chống tội phạm".

Quyền lực của cảnh sát Mỹ
rsz_1img_0286

Phong trào kêu gọi bãi bỏ lực lượng cảnh sát

Ở Mỹ có một phong trào kêu gọi cắt giảm ngân sách dành cho cảnh sát và từng bước bãi bỏ hoàn toàn lực lượng này. Vấn đề này đang được thảo luận sôi nổi trong những ngày qua. Ralikh Hayes, thành viên sáng lập nhóm Organizing Black - một nhóm các nhà hoạt động ở thành phố Baltimore bang Maryland, cho rằng khoản tiền ngân sách cung cấp cho các sở cảnh sát nên được sử dụng theo một cách khác.

Theo Ralikh Hayes, các thành phố nên “tài trợ cho các quy trình sáng tạo với việc thử nghiệm các ý tưởng khác”. Họ nên đầu tư vào những thứ mà người dân cần, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của dân chúng, từ đó có thể hạn chế nguyên nhân sản sinh ra tội phạm, thay vì đầu tư quá nhiều cho lực lượng cảnh sát.

Hayes nói thêm: "Như bạn có thể thấy trong nhiều khu vực trên khắp nước Mỹ, những nơi được coi là an toàn, lại hoàn toàn không có bóng dáng của cảnh sát. Ngược lại, tại sao trong khu vực chúng tôi sinh sống, nơi lực lượng cảnh sát hoạt động hàng ngày, lại không được coi là an toàn?".

Alyasah Sewell, Giáo sư xã hội học tại Đại học Emory ở Atlanta, cho biết: “Cảnh sát đang thử nghiệm một chiến lược khác để duy trì quyền lực của mình, tránh những chỉ trích nhằm vào họ: những bằng chứng và dữ liệu về sự vi phạm, lạm quyền của cảnh sát chỉ được lưu trữ trong kho dữ liệu riêng của lực lượng cảnh sát, không được phép cung cấp ra bên ngoài. Do đó việc thu thập dữ liệu để điều tra các trường hợp vi phạm của lực lượng thực thi pháp luật và hoạt động giao tiếp của cảnh sát với người dân sẽ rất khó khăn”.

Các sáng kiến của công dân nhằm thu thập tài liệu về hành vi vi phạm của cảnh sát thường phải có sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông. Sewell cho biết thêm rằng các thống kê của lực lượng thực thi pháp luật đôi khi thiếu thông tin quan trọng như màu da hoặc giới tính. Trong các báo cáo của cảnh sát cũng vậy, "cảnh sát sẽ là người nói cho chúng ta biết chuyện gì đã xảy ra theo ý chí chủ quan của họ".

Quyền lực của cảnh sát Mỹ
ferguson-6.si
a36313b8ab5bb13ed3841fd2e411f05c01-17-ows-dreads.rsquare.w700

Phân biệt chủng tộc từ thời nô lệ

Nếu một cảnh sát da trắng giết một người da màu không vũ trang, viên cảnh sát này thường sẽ được các đồng nghiệp, chính trị gia và công chúng gọi là "quả táo xấu" (bad apple), điều đó có nghĩa là viên cảnh sát này bị coi là “con sâu làm rầu nồi canh”.

Ví dụ, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O'Brien gần đây đã sử dụng cụm từ "quả táo xấu" trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình CNN về cái chết của người đàn ông da màu George Floyd. Floyd là người Mỹ gốc Phi, anh đã chết ở thành phố Minneapolis khi bị một cảnh sát da trắng đè đầu gối lên cổ trong thời gian hơn 8 phút, trong khi ba cảnh sát khác đứng theo dõi vụ việc.

"Tôi không nghĩ có sự phân biệt chủng tộc ở đây" O'Brien nói. "Tôi nghĩ 99,9% nhân viên thực thi pháp luật của chúng ta là những người Mỹ tuyệt vời. Nhưng tất nhiên vẫn có những ‘quả táo xấu’".

Giáo sư Alyasah Sewell lại có suy nghĩ ngược lại, ông cho rằng không nên chỉ tập trung vào từng nhân viên cảnh sát riêng biệt. "Một cảnh sát xấu là một hạt giống xấu", Sewell nói, "Hạt giống này có một mạng lưới để hỗ trợ nó. Bạn phải cắt một nửa quả táo mới có thể thấy hạt. Và nếu hạt này bị thối, nó cũng sẽ lây nhiễm cho phần còn lại của quả táo".

Sewell đã nghiên cứu về cấu trúc nền của sự phân biệt chủng tộc và nhấn mạnh rằng những nét đặc trưng trong lịch sử vẫn tồn tại trong lực lượng cảnh sát ngày nay: "Người ta phải thực sự quay trở về từ thời còn chế độ nô lệ mới có thể hiểu rõ vấn đề. Những người cai quản nô lệ chính là tiền thân của lực lượng cảnh sát ngày nay.

Người ta vẫn thường phân loại những người da màu vào ‘danh mục tội phạm’, dựa trên màu da của họ. Và nếu người ta coi ai đó là tội phạm, họ sẽ có quyền loại bỏ anh ta ra khỏi xã hội". Bạo lực trong hoạt động của cảnh sát không những được dung thứ ở Mỹ, mà ở góc độ nào đó chính Tổng thống Donald Trump còn gián tiếp khuyến khích bạo lực.

Đầu tuần này, Tổng thống Trump đã cáo buộc nhiều thống đốc các tiểu bang rằng phản ứng của họ đối với các cuộc biểu tình đang diễn ra là chưa kiên quyết, thiếu hiệu quả. "Nếu không cương quyết, thời gian sẽ bị lãng phí vô ích", Trump nói, "sau đó, chính quyền các bang sẽ trông giống như những người ngốc. Do đó phải sử dụng các biện pháp mạnh với những người chống đối”.

(Nguồn: TTXVN)

P.V (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement