Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Quy định bắt buộc bổ sung vi chất trong chế biến thực phẩm bị phản ứng mạnh

Doanh nghiệp

26/06/2018 08:26

Muối dùng trong chế biến thực phẩm phải tăng cường i-ốt và bột mì phải được tăng cường sắt và kẽm” không nên là quy định bắt buộc.

Đó là ý kiến của hàng loạt hiệp hội, ngành hàng bày tỏ trong hội thảo “Trao đổi một số thông tin và đánh giá tác động của việc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào trong chế biến thực phẩm" được tổ chức tại TP.HCM ngày 25/6.

Theo đại diện các hiệp hội, ngành hàng, dù Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế bãi bỏ quy định trong Nghị định 09/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/1/2016 (Nghị định 09) bắt buộc muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt và bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm. Tuy nhiên, đến nay Bộ Y tế vẫn chưa sửa đổi quy định này, khiến các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Các hiệp hội, ngành hàng cho rằng không cần thiết phải bắt buộc bổ sung vi chất vào chế biến thực phẩm.
Các hiệp hội, ngành hàng cho rằng không cần thiết phải bắt buộc bổ sung vi chất vào chế biến thực phẩm.

Cụ thể, khi áp dụng quy định này, một số loại thực phẩm đã bị biến đổi rất nhiều về cảm quan, màu sắc, mùi vị… Nhiều doanh nghiệp khó bán sản phẩm, dẫn đến ách tắc trong quá trình sản xuất, công bố, đưa sản phẩm ra thị trường.

Hàng loạt sản phẩm chế biến như thủy sản, nước mắm, nước chấm, rau của quả sấy khô, thịt gia cầm sấy, sản phẩm từ ngũ cốc sấy, các loại bột gia vị, bột chế biến sẵn để làm những loại bánh ngọt và dùng trong chế biến các loại thực phẩm, sản phẩm ăn ngay… khi sử dụng muối có i-ốt để chế biến đã bị biến mùi, vị, ảnh hưởng lớn đến chất lượng.

Theo oong Lâm Bá Nhĩ, Giám đốc Quản lý chất lượng, Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Súc sản (Vissan), nhiều dòng sản phẩm của doanh nghiệp này đã bị đội chi phí giá thành sản xuất, do phải thay đổi nhãn mác có công bố thành phần muối được bổ sung i-ốt thay cho nhãn mác trước đây. Bên cạnh đó, có những sản phẩm chế biến qua công nghệ xử lý nhiệt độ cao (tiệt trùng) làm mất tác dụng và không còn tồn dư I-ốt trong sản phẩm thành phẩm, do đó qua kết quả xét nghiệm đã có những sản phẩm không còn I-ốt. 

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm .HCM (FFA), cho biết quy định bổ sung kẽm và sắt trong vào bột mì trước khi chế biến cũng đang gây hàng loạt khó khăn cho doanh nghiệp. Hầu như toàn bộ bột mì dùng để sản xuất phải nhập khẩu. Nhưng các nước xuất khẩu bột mì không có quy định phải bổ sung sắt, kẽm vào bột, nên khi các doanh nghiệp nhập khẩu đề nghị bổ sung vi chất sắt và kẽm, đã không được nhà cung cấp chấp nhận. Mặc khác, nếu đề nghị có được chấp nhận, doanh nghiệp phải trả thêm chi phí. Cũng theo bà Chi, nhiều sản phẩm từ bột mì có bổ sung sắt và kẽm khi ra thành phẩm đã bị biến màu, chất lượng của sản phẩm bị ảnh hưởng.

Đại diện Công ty Acecook Việt Nam cho biết, bột mì được bổ sung sắt, kẽm thường bị nổi đốm. Khi ra thành phẩm màu sắc không ổn định, ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, quy trình đưa vào máy dò kim loại không áp dụng được.

Ngoài ra, nhiều thị trường nhập khẩu sản phẩm của Acecook như Mỹ, Nhật, Canada… không yêu cầu phải bổ sung vi chất sắt, kẽm vào sản phẩm. Số khác thì chỉ cho phép bột mì bổ sung sắt mà không được bổ sung kẽm… Điều này gây khó cho doanh nghiệp, vì không thể sản xuất cùng lúc các sản phẩm vừa đáp ứng đúng quy định bột mì phải bổ sung sắt, kẽm và vừa phải đảm bảo yêu cầu của khách hàng từ các nước nhập khẩu.

Từ những bất cập trên, FFA, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), Hội Nước mắm Phú Quốc đều đồng tình quan điểm cần có ngay nghị định mới, trong đó thay vì bắt buộc, chỉ nên khuyến khích nhà sản xuất bổ sung vi chất.

BẠCH TRANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement