Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập TP Thủ Đức

Chính sách - Hạ tầng

16/11/2020 12:32

Với 87,14% đại biểu bấm nút tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết thực hiện mô hình chính quyền đô thị, quyết định thành lập TP Thủ Đức từ năm 2021.

Sáng 16/11, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM với 420/428 đại biểu bấm nút tán thành, chiếm 87,14%. Quyết định có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021 và việc tổ chức được thực hiện từ ngày 1/7/2021.

Cụ thể, chính quyền địa phương ở TP.HCM gồm HĐND và UBND. Quốc hội cũng quyết nghị, chính quyền địa phương ở quận và phường sẽ không có HĐND mà chỉ có UBND. Còn việc tổ chức chính quyền địa phương ở các huyện, thành phố, xã, thị trấn của TP được thực hiện theo qui định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (tức có cả HĐND và UBND). 

Đại biểu bấm nút thông qua dự án luật, nghị quyết tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 14. Ảnh: Quốc hội.
Đại biểu bấm nút thông qua dự án luật, nghị quyết tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 14. Ảnh: Quốc hội.

Trong phiên họp, ngoài vấn đề tổ chức chính quyền TP.HCM, Nghị quyết còn đề cập đến nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND; UBND, Chủ tịch UBND thành phố thuộc TP.HCM để quyết định thành lập TP Thủ Đức từ 2021. Theo dự kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét nội dung này tại phiên họp tháng 12/2020.

Một số ý kiến cho rằng, quy định như vậy là không hợp lý vì trên thực tế chưa có đơn vị hành chính này và sẽ không thống nhất với quy định tại Điều 1 của dự thảo nghị quyết.

Báo cáo giải trình về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, trên cơ sở quy định về “đơn vị hành chính tương đương” với quận, huyện, thị xã đã cụ thể hóa tên gọi của đơn vị này là “thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương”.

Khi ban hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật đã thay đổi quy định về cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là cần thiết và phù hợp. Và những thay đổi này được xem là cơ sở pháp lý cần thiết và phù hợp. 

Quốc hội thông qua Nghị quyết, quyết định thành lập TP Thủ Đức từ năm 2021. Ảnh: Zing.
Quốc hội thông qua Nghị quyết, quyết định thành lập TP Thủ Đức từ năm 2021. Ảnh: Zing.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề án đề nghị thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM đã được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hộ xem xét, quyết định. Quốc hội cũng khẳng định, quy định này không mâu thuẫn với khoản 4 Điều 1 của dự thảo nghị quyết vì tại thành phố thuộc thành phố vẫn tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND.

Song, do ở các phường thuộc thành phố này không tổ chức HĐND nên trong Nghị quyết của Quốc hội phải bổ sung các nhiệm vụ, quyền hạn cho HĐND, UBND thành phố thuộc thành phố tương tự như đối với HĐND, UBND TP.HCM.

Nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định sẽ ban hành nghị quyết thành lập thành phố Thủ Đức để bảo đảm có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2021. Việc này nhằm tạo tính đồng bộ trong việc triển khai mô hình tổ chức chính quyền đô thị và kịp chuẩn bị cho công tác bầu cử HĐND nhiệm kỳ 2021-2026 tại địa bàn.

XUYẾN KIM
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement