09/05/2019 18:46
Quốc gia nghèo nhất nhì Nam Mỹ đột nhiên trở thành giàu nhất thế giới?
Quốc gia nghèo thứ hai Nam Mỹ đang rơi vào tình huống sắp vọt lên giàu nhất trong khu vực, thậm chí là cả thế giới.
Quốc gia mà trang BBC của Anh nhắc đến là Guyana, quốc gia ở vùng Caribe, với số dân chưa đến 1 triệu người.
“Nhiều người vẫn chưa biết chuyện này lớn đến mức nào”, đại sứ Mỹ tại Guyana, Perry Holloway, nói tại thủ đô Georgetown, hồi tháng 11 năm ngoái.
“Đến năm 2020, GDP của Guyana sẽ tăng từ 300% lên 1000%. Đó mức tăng khổng lồ. Guyana sẽ trở thành quốc gia giàu nhất bán cầu nam và thậm chí là giàu nhất cả thế giới”.
Việc phát hiện 5,5 tỷ thùng dầu có thể làm thay đổi bộ mặt của quốc gia nghèo khó ở Nam Mỹ. |
Đó có thể là câu chuyện xa vời, nhưng với số dân chỉ 750.000 người, Guyana sẽ trở nên giàu có một cách nhanh chóng. ExxonMobil, nhà khai thác dầu chính ở Guyana, nói họ mới phát hiện khối lượng giàu mỏ tương đương 5,5 tỷ thùng dầu, nằm trong vùng lãnh thổ của quốc gia này ở Đại Tây Dương.
Guyana từng là thuộc địa của Anh và là quốc gia nói tiếng Anh duy nhất ở Nam Mỹ. Đất nước này có tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói ở mức cao.
Nhưng Guyana cũng phải cảnh giác với nạn tham nhũng, trong bối cảnh lượng dầu khổng lồ mới được tìm thấy. Sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm hồi tháng 12, thay vì tổ chức một cuộc bầu cử, các nhà cầm quyền ở Guyana muốn tiếp tục nắm quyền lực.
Điều này đã dẫn đến những cuộc biểu tình. “Tất cả những gì chúng tôi yêu cầu là chính phủ hãy tôn trọng hiến pháp. Họ chỉ muốn cầm quyền càng lâu càng tốt để thu lợi nhuận từ dầu mỏ”, một người biểu tình nói.
“Chúng ta đã thấy cảnh tượng này đối với các quốc gia khác”, Vincent Adams, người đứng đầu cơ quan bảo vệ môi trường Guyana nói. “Điểm chung là các quốc gia này có lượng dầu mỏ khổng lồ, nhưng tình hình còn tồi tệ hơn lúc chưa có dầu”.
Theo Adams, giáo dục là chìa khóa quan trọng để tránh được cái bẫy này. “Giáo dục là nền tảng, là cách đầu tư tốt nhất mà quốc gia này có thể làm”.
Ở Sophia, một trong những khu dân cư nghèo nhất ở thủ đô Georgetown, người dân tỏ ra hoài nghi. Chỉ có một số căn nhà đơn sơ ở đây là được tiếp cận với điện, nước.
“Thật kỳ lạ, 10% dân số thủ đô sống ở đây, nhưng 10% ngân sách thành phố lại không được chi để nâng cao cơ sở hạ tầng khu vực này”, một người dân nói.
Đó có thể là lý do người dân Guyana tỏ ra hoài khi dù đất nước họ đang nắm trong tay mỏ dầu với trữ lượng lên tới 5,5 tỷ thùng.
Advertisement
Advertisement