Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Qua thời bán giấy lấy tiền

Chứng khoán

27/04/2021 07:28

Nét chung ở nhiều đại hội đồng cổ đông của các doanh nghiệp diễn ra tuần qua là trao đổi về việc tăng vốn, từ các ngân hàng SHB, TPBank, SeABank, công ty chứng khoán như HSC, MBS, đến các doanh nghiệp bất động sản như DIC Corp, Đạt Phương, Hà Đô, doanh nghiệp sản xuất như Thuận Đức, Nhựa Pha Lê… Đây cũng là nội dung được dự báo sẽ nóng ở các đại hội diễn ra trong tuần cuối tháng 4.

Việc tăng vốn của các doanh nghiệp đã cho thấy chức năng quan trọng của TTCK trong vai trò là kênh dẫn vốn trung, dài hạn của nền kinh tế. Cũng đã lâu lắm rồi, thị trường mới cho các doanh nghiệp cơ hội tốt để gia tăng năng lực tài chính, quy mô hoạt động của mình.

Theo các công bố thông tin được cập nhật đến ngày 13/4/2021, FinnGroup đã thống kê được, có tới 54 doanh nghiệp niêm yết dự kiến phát hành thêm 4,2 tỷ cổ phiếu để huy động gần 44.700 tỷ đồng qua phát hành tăng vốn trong thời gian tới, gần bằng 1,6 lần tổng giá trị phát hành trong năm 2020 và 2,3 lần so với quý I vừa qua.

Như vậy, bên cạnh sự bùng nổ của kênh phát hành trái phiếu vào năm 2019-2020, năm 2021, TTCK đã thể hiện vai trò lực đỡ quan trọng trong huy động vốn qua phát hành cổ phiếu.

Tính toán của nhiều quỹ đầu tư cho thấy, nếu cả kênh phát hành trái phiếu và cổ phiếu được triển khai tốt, việc huy động vốn đầu tư xã hội cho nền kinh tế sẽ ngày càng đa dạng, thay vì chỉ trông chờ vào các ngân hàng như bấy lâu nay.

Nếu như vào năm 2006, TTCK mới huy động được 40.000 nghìn tỷ đồng cho nền kinh tế thì con số này đến năm 2019 đã đạt 320.000 tỷ đồng, gấp 2 lần năm 2018 và gấp 8 lần năm 2006. Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế qua TTCK vẫn đạt gần 200.000 tỷ đồng.

Dù vậy, do đặc thù của kênh phát hành ra công chúng, có độ bao phủ rộng tới nhiều nhà đầu tư (kênh trái phiếu chủ yếu phát hành riêng lẻ), các con số được thống kê ở trên gợi lại kí ức của không ít nhà đầu tư Fn về những năm 2011, khi doanh nghiệp ùn ùn đăng ký phát hành.

Thời điểm đó, nhiều nhà đầu tư châm biếm đây là chiêu “bán giấy lấy tiền”, không ít doanh nghiệp còn được phong là “vua giấy lộn”, “trưởng ban pha loãng”…

Khi lực cầu trên thị trường suy yếu, giá cổ phiếu lao dốc, lại thêm áp lực phát hành khối lượng lớn, pha loãng giá trị, nhiều nhà đầu tư buộc phải chọn cách từ bỏ quyền cổ đông trước ngày chốt. Câu hỏi đặt ra là năm nay, kịch bản quá khứ có lặp lại?

Điểm khác căn bản mà nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm phân tích là bối cảnh lãi suất khác nhau, những năm 2011, lãi suất ngân hàng rất cao, còn hiện nay, lãi suất ngân hàng rất thấp.

Nhiều doanh nghiệp niêm yết chia sẻ rằng, vay vốn với họ thời điểm này không khó, nhưng doanh nghiệp phải tăng vốn để gia tăng quy mô doanh nghiệp, đủ khả năng vốn đối ứng với ngân hàng để triển khai các dự án lớn. Bên cạnh đó, là sự trưởng thành của các nhà đầu tư, họ đã cẩn trọng hơn trong quyết định mua bán và kiểm soát thông tin.

Việc phát hành cổ phiếu tăng vốn thường được gắn với những kế hoạch phát triển, đầu tư hoành tráng.

Nhưng hiệu quả thực sự từ các dự án đó sẽ như thế nào, khả năng triển khai các dự án có chắc chắn như phương án huy động vốn mà doanh nghiệp đã đưa ra? Lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp tăng trưởng ra sao để đảm bảo duy trì và tăng trưởng thu nhập trên mỗi cổ phần?… Sẽ có rất nhiều câu hỏi được nhà đầu tư đặt ra mỗi khi đứng trước quyết định bỏ thêm vốn mới vào doanh nghiệp.

Trong số báo này, Đầu tư Chứng khoán tập trung cắt nghĩa và cùng nhà đầu tư tìm kiếm các thông tin hữu ích khi tiếp nhận các đợt phát hành cổ phiếu mới. Thời thế nay đã khác, chỉ khi doanh nghiệp làm thực và thể hiện được rõ ràng khả năng làm thực, mới có được niềm tin và đồng vốn của nhà đầu tư.

Người quan sát
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement